Giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang ví von: "Hai vợ chồng cùng làm ngành giáo dục, chồng làm Giám đốc Sở trong khi vợ là giáo viên bình thường nhưng lương và phụ cấp một tháng của vợ cao hơn chồng". Đây là một trong nhiều bất cập hiện nay của ngành giáo dục đào tạo.
Lương và phụ cấp của Giám đốc Sở ít hơn giáo viên
Tại Hội nghị giao ban lần II ngành giáo dục vùng 6 (12 tỉnh ĐBSCL) vừa được tổ chức tại tỉnh Hậu Giang, một trong những vấn đề nan giải mà lãnh đạo ngành giáo dục các tỉnh ĐBSCL đặt ra hiện nay là chế độ lương, thâm niên cho nhà giáo. Trong đó, hầu hết lãnh đạo các Sở GD-ĐT cho rằng, hiện nay có nhiều Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên các trường "không muốn" về làm cán bộ quản lý ở Sở, Phòng GD-ĐT. Lý do mà các Sở đưa ra là do chế độ, quyền lợi cho những cán bộ quản lý này còn bất cập.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Long An cho biết, vấn đề lương và chế độ thâm niên hiện nay có những trở ngại lớn. Có giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường dạy gần cuối đời rồi rút về Phòng trước 1 hoặc 2 năm thì toàn bộ chế độ thâm niên bỏ hết, rất bất hợp lý. Việc này không có sự động viên, tạo điều kiện anh em về cấp Phòng, cấp Sở.
Do đó, ngành GD tỉnh Long An đề nghị Bộ GD-ĐT có tham mưu để Chính phủ có cân nhắc quy định chế độ đối với giáo viên, tạo điều kiện cho các Phòng, Sở thu hút giáo viên giỏi về công tác. "Và nên chăng chúng ta tính số năm giảng dạy sẽ được tính phụ cấp thâm niên cho những người này", đại diện Sở GD-ĐT Long An gợi mở.
Ông Nguyễn Hồng Oanh - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang cũng cho biết, khi điều cán bộ, giáo viên giỏi về Sở, Phòng làm cán bộ quản lý thì hầu như chế độ thâm niên của những người này bị mất hết.
Ông Oanh so sánh ví von: "Tôi và vợ tôi cùng học chung lớp phổ thông, chung ĐH, cùng ra trường giảng dạy một lượt, bây giờ tôi làm Giám đốc, còn vợ tôi là giáo viên bình thường nhưng lương và phụ cấp 1 tháng vợ tôi hơn tôi. Chuyện này là bất hợp lý".
Theo ông Oanh, từ bất hợp lý trên nên Sở, Phòng không đưa được người giỏi về. Không có người giỏi về nên "khó" cho lãnh đạo bởi lúc này người nào đồng ý về thì nhận chứ không nhận thì lấy ai làm. "Tuy nhiên những người không đủ trình độ về làm thì khi tham mưu cho lãnh đạo chúng tôi chết luôn như các phòng chuyên môn ra đề sai hoặc đi chỉ đạo, đi dự giờ đánh giá không được, bị phản ứng thì lãnh đạo Sở lãnh đủ. Do đó, mong Bộ GD-ĐT tham mưu Chính phủ sớm thay đổi nếu không ngành giáo dục không phát triển được", ông Oanh thẳng thắn.
Giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang Nguyễn Hồng Oanh thẳng thắn: "Lương và phụ cấp của Giám đốc Sở thấp hơn cả giáo viên bình thường".
Với khúc mắc trên, Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ, về khó khăn trong chế độ thâm niên mà các Sở nêu không chỉ xảy ra ở cấp Sở, Phòng mà ngay ở Bộ GD-ĐT cũng thế. Bộ điều một cán bộ, giảng viên dạy giỏi ở các trường lên công tác ở Bộ cũng rất khó khăn như lương giảm, thâm niên cắt, gây thiệt thòi rất lớn cho những người làm công tác quản lý.
"Vì thế, thời gian qua, việc chọn người thật giỏi để làm công tác lý nhưng không chọn được, đây là một bất cập. Bộ cũng đã báo cáo nhiều lần nhưng chưa được các cơ quan khác đồng tình. Do đó, Bộ sẽ tiếp tục đề đạt ý kiến để làm sao cho đội ngũ quản lý ngành giáo dục có những quyền lợi nhất định", Thứ trưởng Ga nói.
Cử nhân thất nghiệp không thể đổ hết cho ngành giáo dục!
Cũng theo ghi nhận của PV Dân trí, một số địa phương cũng đã nêu những thực trạng còn tồn tại trong nhiều "ngóc ngách" của ngành giáo dục hiện nay.
Theo ông Phạm Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long, hiện nay tỷ lệ việc làm của sinh viên ra trường còn quá thấp đã tạo hiệu ứng "không mấy khả quan" ở các trường THPT, gây cho phụ huynh và học sinh hoang mang.
"Vĩnh Long có 3 trường ĐH, 3 trường CĐ, 2 trường trung cấp, 1 trường nghề. Hồ sơ nộp thi ĐH giảm 1.700, hồ sơ trung cấp, CĐ giảm nghiêm trọng. Lúc đầu chúng tôi rất mừng vì nghĩ vấn đề này đúng với việc phân luồng của tỉnh nhưng khi kiểm tra lại các địa phương khác cũng thấy rất thấp. Đó là một thực trạng cần có hướng xử lý", ông Hồng nêu ý kiến.
Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh An Giang La Công Tâm thì cho biết, hiện nay rất nhiều trường ĐH, CĐ đào tạo ngành Sư phạm. Do đó, số lượng sinh viên ra trường mỗi năm là rất lớn. Chỉ tính riêng An Giang, mỗi năm dư 600- 700 em. Một điều nặng nề nữa là học phí ngành Sư phạm tiếp tục được miễn. Và nếu như tính một năm An Giang có 600 sinh viên Sư phạm không có việc làm, năm sau tiếp tục dư 600 nữa thì như vậy toàn bộ số tiền Nhà nước bỏ ra về học phí đào tạo cho những đối tượng này rất lãng phí. "Do đó, Bộ GD-ĐT cần quy hoạch tính toán lại việc đào tạo ngành Sư phạm sao cho phù hợp với từng điều kiện, địa phương", ông Tâm nêu kiến nghị.
Vấn đề biên chế cho các Sở, Phòng hiện nay cũng khiến nhiều Sở GD-ĐT các tỉnh ĐBSCL "đau đầu". Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Long An cho biết, biên chế của Sở là 70, Phòng là 17, 18 nhưng tính đến thời điểm này rất ít Sở nào đạt được các con số này.
"Sở GD-ĐT Long An chỉ có 56 người và với khối lượng công việc hiện nay thật sự tải không nổi. Cùng từ đây nảy sinh làm cách này hay cách khác luồng lách không đúng quy định gây nên hệ lụy không lường trước. Do đó, Sở kiến nghị Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ sớm có văn bản về vấn đề này để các đơn vị được thuận lợi dễ dàng", lãnh đạo Sở GD- ĐT Long An mong mỏi.
Trong khi đó, bà Đào Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Trà Vinh thì cho hay, biên chế Phòng, Sở, đặc biệt là các cán bộ phụ trách bộ phận chức năng như THCS, TH, MN thì hiện Sở phải gửi về các trường vì ở Phòng không có do "vướng" quy định. "Có cán bộ làm việc ở Phòng 3 ngày, còn 3 ngày về trường dạy học rất khó khăn. Do đó, mong Bộ GD-ĐT có hướng tháo gỡ", bà Vân nêu.
Còn ông Nguyễn Hồng Oanh - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang cho biết, thực trạng biên chế Sở, Phòng hiện nay rất khó khăn. Sở Nội vụ Tiền Giang phân bổ các Phòng GD tối đa 6- 9 người, mà mỗi Phòng GD phải từ 18 - 20 người làm mới nỗi, nếu không thì không đảm bảo hoạt động. Do đó, hầu hết các Phòng GD phải điều động giáo viên từ các trường lên. "Tuy nhiên khi Thanh tra hỏi dựa vào văn bản nào mà anh điều về thì chúng tôi chết ngắt. Do đó, đề nghị Bộ sớm có định mức đúng biên chế để các Sở, Phòng có thể đảm đương được công việc", ông Oanh kiến nghị.
Nhiều bất cập của ngành giáo dục đã được lãnh đạo các Sở GD-ĐT khu vực ĐBSCL nêu thẳng thắn và kiến nghị Bộ GD-ĐT tháo gỡ.
Về đề án ngoại ngữ 2020, ông Hồ Văn Thống- Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp cho biết, việc nâng trình độ từ A2 lên C1 phải học ròng rả mấy tháng trời với người nước ngoài. Do đó, nhiều giáo viên nâng lên không được nên tự đi học ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TP Cần Thơ hay TPHCM. Tuy nhiên, việc này không thể chấp nhận vì để đạt từ A2 lên C1 là không dễ dàng, trong khi đó nhiều cán bộ giảng viên ở các trường ĐH chỉ mới có trình độ B2 thì làm sao dạy được C1. Do đó, nếu anh đạt được thì liệu có "đường dây" nào đó không chất lượng. "Và khi giáo viên đi học ở đâu đó về nhưng tôi cho sát hạch lại từ C1 xuống B1 chẳng hạn mà không đạt thì có nghĩa là anh dùng chiêu, như thế sao chấp nhận được", ông Thống khẳng định.
Ông Thống cũng cho rằng, qua tiếp xúc với giáo viên, có thực trạng là với đề án ngoại ngữ như thế tới năm 2015 mà cán bộ, giáo viên không đạt chuẩn thì sợ chuyển công tác, dẫn đến nhiều giáo viên đi học đại học từ xa vì sợ mất chỗ dạy nên gây tâm lý hoang mang cho giáo viên.
Cũng có ý kiến với đề án ngoại ngữ 2020, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Long An cho rằng, Bộ GD-ĐT nên triển khai thực hiện đề án ngoại ngữ này trước ở các trường ĐH, CĐ vì đội ngũ giảng viên trước tiên phải đạt chuẩn mới nói đến chuyện bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên phổ thông. Lãnh đạo Sở GD- ĐT Long An dẫn chứng, ở Long An khi đi kiểm tra giáo viên có trình độ thạc sĩ Tiếng Anh do trường có tiếng đào tạo thì trình độ chỉ là B1. Điều đó nói lên chất lượng đào tạo của các trường ĐH cũng có vấn đề.
"Bộ GD-ĐT cần có biện pháp đối với các trường ĐH, CĐ trong việc quản lý chất lượng đầu ra, để không xảy ra vòng lẫn quẫn đó là giáo viên, sinh viên ra trường không đạt chuẩn phải quay trở lại bồi dưỡng dẫn đến không hiệu quả, gây tốn kém và dư luận xã hội cũng không ủng hộ"- lãnh đạo Sở GD- ĐT Long An kiến nghị.
Cùng quan điểm với lãnh đạo Sở GD- ĐT Long An, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Trà Vinh Đào Thị Hồng Vân cũng cho rằng, đề án ngoại ngữ 2020 nên bắt đầu thực hiện ngay từ các trường đào tạo là ĐH, CĐ. "Bên cạnh đó, chúng ta nên tạo động lực cho học sinh và định hướng cho các em học tốt môn ngoại ngữ ở trường phổ thông. Như thi tốt nghiệp THPT nên thực hiện hình thức thi bắt buộc đối với môn ngoại ngữ"- bà Vân chia sẻ thêm.
Giải đáp những khúc mắc của các Sở về tình trạng sinh viên ra trường thấp nghiệp, ông Nguyễn Văn Áng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD-ĐT) cho rằng: Trước năm 2008, mỗi năm trên phạm vi cả nước có từ 50.000- 70.000 doanh nghiệp, công ty mới ra đời, chưa kể thêm nhiều công ty cũ mở rộng sản xuất kinh doanh. Nếu tính riêng mỗi công ty thành lập mới thu hút khoảng 7- 10 người thì có trên dưới 500.000 cử nhân ra trường có việc làm. Tuy nhiên từ năm 2008 trở đi do khủng hoảng kinh tế, nhiều công ty đóng cửa nên không tạo việc làm mới.
"Việc tạo việc làm mới là của cả nền kinh tế chứ không chỉ riêng của ngành giáo dục. Dù chúng ta có đào tạo ra bác học nhưng không có người sử dụng thì vẫn thất nghiệp. Chúng ta chỉ chịu trách nhiệm một phần về chất lượng, còn về câu chuyện thất nghiệp chung thì dứt khoát không thể bảo đấy là trách nhiệm của ngành giáo dục. Chúng ta phải làm thế nào để xã hội đồng thuận, chia sẻ trách nhiệm với ngành giáo dục chứ tất cả cứ đổ vào ngành giáo dục thì tôi nghĩ như thế cũng không công bằng", ông Áng nhấn mạnh.
Còn về tình trạng sinh viên Sư phạm dư thừa, ông Áng cho biết, tình trạng này là trên phạm vi chung của cả nước. Với tình trạng trên, năm 2012, Bộ GD-ĐT đã áp cho các trường trực thuộc Bộ giảm 5% so với năm 2011; còn các trường thuộc địa phương thì Bộ không can thiệp cắt giảm về chỉ tiêu được mà chỉ ràng buộc về khả năng đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng.
Ông Áng cho hay, năm 2013, Bộ áp các trường thuộc Bộ giảm xuống 10% so với năm 2012, năm 2014 giảm 10% so với năm 2013 và tiếp tục năm 2015 giảm nữa. "Do đó, các địa phương có các trường Sư phạm hoặc các khoa Sư phạm trong các trường đa ngành thuộc địa phương thì cần vào cuộc đề nghị các trường đang đào tạo Sư phạm ở địa phương giảm chỉ tiêu đào tạo xuống, trước khi Bộ có phương án giải quyết tổng thể vấn đề này", ông Áng nêu giải pháp.
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Nguyễn Văn Áng: "Cử nhân thất nghiệp không thể đổ hết cho ngành giáo dục". (Ảnh: Huỳnh Hải)
Trước ý kiến của các Sở GD-ĐT về vấn đề biên chế Sở, Phòng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga ghi nhận cái khó của các địa phương hiện nay khi đề xuất nhiệm vụ mới thì vướng tăng số biên chế ở Sở, Phòng. Tuy nhiên, về biên chế thì Bộ không quản lý. Do đó, Bộ đề nghị các địa phương có văn bản gửi Bội Nội vụ tăng biên chế để thực hiện nhiệm vụ mới theo phân cấp của Chính phủ về quản lý GD- DT. "Cái này ngoài tầm tay của Bộ GD- ĐT nhưng Bộ Nội vụ có ý kiến thì Bộ GD-ĐT sẽ ủng hộ quyết liệt để bổ sung biên chế cho địa phương"- Thứ trưởng Ga nhấn mạnh.
Về chỉ tiêu ngành Sư phạm, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đề nghị các Sở báo cáo UBND các tỉnh để khống chế chỉ tiêu này vì Bộ không thể cắt chỉ tiêu các trường địa phương mà chỉ cắt các trường trực thuộc Bộ. Việc này nhằm giảm dần số lượng đào tạo sư phạm, nâng cao chất lượng, chứ đào tạo dư thừa quá nhiều sẽ nảy sinh đội ngũ thất nghiệp, gây ảnh hưởng đến tâm lý chung của xã hội. "Bộ sẽ tiếp tục quy hoạch lại các trường Sư phạm, một mặt nâng cao chất lượng, một mặt đảm bảo số lượng, tránh lực lượng dư thừa như hiện nay"- Thứ trưởng Ga cho biết.
Với những ý kiến khác như đề án ngoại ngữ 2020..., Thứ trưởng Ga cho biết Bộ sẽ ghi nhận và xem xét điều chỉnh để giáo dục vùng ĐBSCL phát triển kịp với các vùng khác trong cả nước.
Tại Hội nghị giao ban lần II ngành giáo dục vùng 6 (12 tỉnh ĐBSCL) vừa được tổ chức tại tỉnh Hậu Giang, một trong những vấn đề nan giải mà lãnh đạo ngành giáo dục các tỉnh ĐBSCL đặt ra hiện nay là chế độ lương, thâm niên cho nhà giáo. Trong đó, hầu hết lãnh đạo các Sở GD-ĐT cho rằng, hiện nay có nhiều Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên các trường "không muốn" về làm cán bộ quản lý ở Sở, Phòng GD-ĐT. Lý do mà các Sở đưa ra là do chế độ, quyền lợi cho những cán bộ quản lý này còn bất cập.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Long An cho biết, vấn đề lương và chế độ thâm niên hiện nay có những trở ngại lớn. Có giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường dạy gần cuối đời rồi rút về Phòng trước 1 hoặc 2 năm thì toàn bộ chế độ thâm niên bỏ hết, rất bất hợp lý. Việc này không có sự động viên, tạo điều kiện anh em về cấp Phòng, cấp Sở.
Do đó, ngành GD tỉnh Long An đề nghị Bộ GD-ĐT có tham mưu để Chính phủ có cân nhắc quy định chế độ đối với giáo viên, tạo điều kiện cho các Phòng, Sở thu hút giáo viên giỏi về công tác. "Và nên chăng chúng ta tính số năm giảng dạy sẽ được tính phụ cấp thâm niên cho những người này", đại diện Sở GD-ĐT Long An gợi mở.
Ông Nguyễn Hồng Oanh - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang cũng cho biết, khi điều cán bộ, giáo viên giỏi về Sở, Phòng làm cán bộ quản lý thì hầu như chế độ thâm niên của những người này bị mất hết.
Ông Oanh so sánh ví von: "Tôi và vợ tôi cùng học chung lớp phổ thông, chung ĐH, cùng ra trường giảng dạy một lượt, bây giờ tôi làm Giám đốc, còn vợ tôi là giáo viên bình thường nhưng lương và phụ cấp 1 tháng vợ tôi hơn tôi. Chuyện này là bất hợp lý".
Theo ông Oanh, từ bất hợp lý trên nên Sở, Phòng không đưa được người giỏi về. Không có người giỏi về nên "khó" cho lãnh đạo bởi lúc này người nào đồng ý về thì nhận chứ không nhận thì lấy ai làm. "Tuy nhiên những người không đủ trình độ về làm thì khi tham mưu cho lãnh đạo chúng tôi chết luôn như các phòng chuyên môn ra đề sai hoặc đi chỉ đạo, đi dự giờ đánh giá không được, bị phản ứng thì lãnh đạo Sở lãnh đủ. Do đó, mong Bộ GD-ĐT tham mưu Chính phủ sớm thay đổi nếu không ngành giáo dục không phát triển được", ông Oanh thẳng thắn.
Giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang Nguyễn Hồng Oanh thẳng thắn: "Lương và phụ cấp của Giám đốc Sở thấp hơn cả giáo viên bình thường".
Với khúc mắc trên, Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ, về khó khăn trong chế độ thâm niên mà các Sở nêu không chỉ xảy ra ở cấp Sở, Phòng mà ngay ở Bộ GD-ĐT cũng thế. Bộ điều một cán bộ, giảng viên dạy giỏi ở các trường lên công tác ở Bộ cũng rất khó khăn như lương giảm, thâm niên cắt, gây thiệt thòi rất lớn cho những người làm công tác quản lý.
"Vì thế, thời gian qua, việc chọn người thật giỏi để làm công tác lý nhưng không chọn được, đây là một bất cập. Bộ cũng đã báo cáo nhiều lần nhưng chưa được các cơ quan khác đồng tình. Do đó, Bộ sẽ tiếp tục đề đạt ý kiến để làm sao cho đội ngũ quản lý ngành giáo dục có những quyền lợi nhất định", Thứ trưởng Ga nói.
Cử nhân thất nghiệp không thể đổ hết cho ngành giáo dục!
Cũng theo ghi nhận của PV Dân trí, một số địa phương cũng đã nêu những thực trạng còn tồn tại trong nhiều "ngóc ngách" của ngành giáo dục hiện nay.
Theo ông Phạm Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long, hiện nay tỷ lệ việc làm của sinh viên ra trường còn quá thấp đã tạo hiệu ứng "không mấy khả quan" ở các trường THPT, gây cho phụ huynh và học sinh hoang mang.
"Vĩnh Long có 3 trường ĐH, 3 trường CĐ, 2 trường trung cấp, 1 trường nghề. Hồ sơ nộp thi ĐH giảm 1.700, hồ sơ trung cấp, CĐ giảm nghiêm trọng. Lúc đầu chúng tôi rất mừng vì nghĩ vấn đề này đúng với việc phân luồng của tỉnh nhưng khi kiểm tra lại các địa phương khác cũng thấy rất thấp. Đó là một thực trạng cần có hướng xử lý", ông Hồng nêu ý kiến.
Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh An Giang La Công Tâm thì cho biết, hiện nay rất nhiều trường ĐH, CĐ đào tạo ngành Sư phạm. Do đó, số lượng sinh viên ra trường mỗi năm là rất lớn. Chỉ tính riêng An Giang, mỗi năm dư 600- 700 em. Một điều nặng nề nữa là học phí ngành Sư phạm tiếp tục được miễn. Và nếu như tính một năm An Giang có 600 sinh viên Sư phạm không có việc làm, năm sau tiếp tục dư 600 nữa thì như vậy toàn bộ số tiền Nhà nước bỏ ra về học phí đào tạo cho những đối tượng này rất lãng phí. "Do đó, Bộ GD-ĐT cần quy hoạch tính toán lại việc đào tạo ngành Sư phạm sao cho phù hợp với từng điều kiện, địa phương", ông Tâm nêu kiến nghị.
Vấn đề biên chế cho các Sở, Phòng hiện nay cũng khiến nhiều Sở GD-ĐT các tỉnh ĐBSCL "đau đầu". Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Long An cho biết, biên chế của Sở là 70, Phòng là 17, 18 nhưng tính đến thời điểm này rất ít Sở nào đạt được các con số này.
"Sở GD-ĐT Long An chỉ có 56 người và với khối lượng công việc hiện nay thật sự tải không nổi. Cùng từ đây nảy sinh làm cách này hay cách khác luồng lách không đúng quy định gây nên hệ lụy không lường trước. Do đó, Sở kiến nghị Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ sớm có văn bản về vấn đề này để các đơn vị được thuận lợi dễ dàng", lãnh đạo Sở GD- ĐT Long An mong mỏi.
Trong khi đó, bà Đào Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Trà Vinh thì cho hay, biên chế Phòng, Sở, đặc biệt là các cán bộ phụ trách bộ phận chức năng như THCS, TH, MN thì hiện Sở phải gửi về các trường vì ở Phòng không có do "vướng" quy định. "Có cán bộ làm việc ở Phòng 3 ngày, còn 3 ngày về trường dạy học rất khó khăn. Do đó, mong Bộ GD-ĐT có hướng tháo gỡ", bà Vân nêu.
Còn ông Nguyễn Hồng Oanh - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang cho biết, thực trạng biên chế Sở, Phòng hiện nay rất khó khăn. Sở Nội vụ Tiền Giang phân bổ các Phòng GD tối đa 6- 9 người, mà mỗi Phòng GD phải từ 18 - 20 người làm mới nỗi, nếu không thì không đảm bảo hoạt động. Do đó, hầu hết các Phòng GD phải điều động giáo viên từ các trường lên. "Tuy nhiên khi Thanh tra hỏi dựa vào văn bản nào mà anh điều về thì chúng tôi chết ngắt. Do đó, đề nghị Bộ sớm có định mức đúng biên chế để các Sở, Phòng có thể đảm đương được công việc", ông Oanh kiến nghị.
Nhiều bất cập của ngành giáo dục đã được lãnh đạo các Sở GD-ĐT khu vực ĐBSCL nêu thẳng thắn và kiến nghị Bộ GD-ĐT tháo gỡ.
Về đề án ngoại ngữ 2020, ông Hồ Văn Thống- Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp cho biết, việc nâng trình độ từ A2 lên C1 phải học ròng rả mấy tháng trời với người nước ngoài. Do đó, nhiều giáo viên nâng lên không được nên tự đi học ở một số trung tâm ngoại ngữ tại TP Cần Thơ hay TPHCM. Tuy nhiên, việc này không thể chấp nhận vì để đạt từ A2 lên C1 là không dễ dàng, trong khi đó nhiều cán bộ giảng viên ở các trường ĐH chỉ mới có trình độ B2 thì làm sao dạy được C1. Do đó, nếu anh đạt được thì liệu có "đường dây" nào đó không chất lượng. "Và khi giáo viên đi học ở đâu đó về nhưng tôi cho sát hạch lại từ C1 xuống B1 chẳng hạn mà không đạt thì có nghĩa là anh dùng chiêu, như thế sao chấp nhận được", ông Thống khẳng định.
Ông Thống cũng cho rằng, qua tiếp xúc với giáo viên, có thực trạng là với đề án ngoại ngữ như thế tới năm 2015 mà cán bộ, giáo viên không đạt chuẩn thì sợ chuyển công tác, dẫn đến nhiều giáo viên đi học đại học từ xa vì sợ mất chỗ dạy nên gây tâm lý hoang mang cho giáo viên.
Cũng có ý kiến với đề án ngoại ngữ 2020, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Long An cho rằng, Bộ GD-ĐT nên triển khai thực hiện đề án ngoại ngữ này trước ở các trường ĐH, CĐ vì đội ngũ giảng viên trước tiên phải đạt chuẩn mới nói đến chuyện bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên phổ thông. Lãnh đạo Sở GD- ĐT Long An dẫn chứng, ở Long An khi đi kiểm tra giáo viên có trình độ thạc sĩ Tiếng Anh do trường có tiếng đào tạo thì trình độ chỉ là B1. Điều đó nói lên chất lượng đào tạo của các trường ĐH cũng có vấn đề.
"Bộ GD-ĐT cần có biện pháp đối với các trường ĐH, CĐ trong việc quản lý chất lượng đầu ra, để không xảy ra vòng lẫn quẫn đó là giáo viên, sinh viên ra trường không đạt chuẩn phải quay trở lại bồi dưỡng dẫn đến không hiệu quả, gây tốn kém và dư luận xã hội cũng không ủng hộ"- lãnh đạo Sở GD- ĐT Long An kiến nghị.
Cùng quan điểm với lãnh đạo Sở GD- ĐT Long An, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Trà Vinh Đào Thị Hồng Vân cũng cho rằng, đề án ngoại ngữ 2020 nên bắt đầu thực hiện ngay từ các trường đào tạo là ĐH, CĐ. "Bên cạnh đó, chúng ta nên tạo động lực cho học sinh và định hướng cho các em học tốt môn ngoại ngữ ở trường phổ thông. Như thi tốt nghiệp THPT nên thực hiện hình thức thi bắt buộc đối với môn ngoại ngữ"- bà Vân chia sẻ thêm.
Giải đáp những khúc mắc của các Sở về tình trạng sinh viên ra trường thấp nghiệp, ông Nguyễn Văn Áng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD-ĐT) cho rằng: Trước năm 2008, mỗi năm trên phạm vi cả nước có từ 50.000- 70.000 doanh nghiệp, công ty mới ra đời, chưa kể thêm nhiều công ty cũ mở rộng sản xuất kinh doanh. Nếu tính riêng mỗi công ty thành lập mới thu hút khoảng 7- 10 người thì có trên dưới 500.000 cử nhân ra trường có việc làm. Tuy nhiên từ năm 2008 trở đi do khủng hoảng kinh tế, nhiều công ty đóng cửa nên không tạo việc làm mới.
"Việc tạo việc làm mới là của cả nền kinh tế chứ không chỉ riêng của ngành giáo dục. Dù chúng ta có đào tạo ra bác học nhưng không có người sử dụng thì vẫn thất nghiệp. Chúng ta chỉ chịu trách nhiệm một phần về chất lượng, còn về câu chuyện thất nghiệp chung thì dứt khoát không thể bảo đấy là trách nhiệm của ngành giáo dục. Chúng ta phải làm thế nào để xã hội đồng thuận, chia sẻ trách nhiệm với ngành giáo dục chứ tất cả cứ đổ vào ngành giáo dục thì tôi nghĩ như thế cũng không công bằng", ông Áng nhấn mạnh.
Còn về tình trạng sinh viên Sư phạm dư thừa, ông Áng cho biết, tình trạng này là trên phạm vi chung của cả nước. Với tình trạng trên, năm 2012, Bộ GD-ĐT đã áp cho các trường trực thuộc Bộ giảm 5% so với năm 2011; còn các trường thuộc địa phương thì Bộ không can thiệp cắt giảm về chỉ tiêu được mà chỉ ràng buộc về khả năng đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng.
Ông Áng cho hay, năm 2013, Bộ áp các trường thuộc Bộ giảm xuống 10% so với năm 2012, năm 2014 giảm 10% so với năm 2013 và tiếp tục năm 2015 giảm nữa. "Do đó, các địa phương có các trường Sư phạm hoặc các khoa Sư phạm trong các trường đa ngành thuộc địa phương thì cần vào cuộc đề nghị các trường đang đào tạo Sư phạm ở địa phương giảm chỉ tiêu đào tạo xuống, trước khi Bộ có phương án giải quyết tổng thể vấn đề này", ông Áng nêu giải pháp.
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Nguyễn Văn Áng: "Cử nhân thất nghiệp không thể đổ hết cho ngành giáo dục". (Ảnh: Huỳnh Hải)
Trước ý kiến của các Sở GD-ĐT về vấn đề biên chế Sở, Phòng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga ghi nhận cái khó của các địa phương hiện nay khi đề xuất nhiệm vụ mới thì vướng tăng số biên chế ở Sở, Phòng. Tuy nhiên, về biên chế thì Bộ không quản lý. Do đó, Bộ đề nghị các địa phương có văn bản gửi Bội Nội vụ tăng biên chế để thực hiện nhiệm vụ mới theo phân cấp của Chính phủ về quản lý GD- DT. "Cái này ngoài tầm tay của Bộ GD- ĐT nhưng Bộ Nội vụ có ý kiến thì Bộ GD-ĐT sẽ ủng hộ quyết liệt để bổ sung biên chế cho địa phương"- Thứ trưởng Ga nhấn mạnh.
Về chỉ tiêu ngành Sư phạm, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đề nghị các Sở báo cáo UBND các tỉnh để khống chế chỉ tiêu này vì Bộ không thể cắt chỉ tiêu các trường địa phương mà chỉ cắt các trường trực thuộc Bộ. Việc này nhằm giảm dần số lượng đào tạo sư phạm, nâng cao chất lượng, chứ đào tạo dư thừa quá nhiều sẽ nảy sinh đội ngũ thất nghiệp, gây ảnh hưởng đến tâm lý chung của xã hội. "Bộ sẽ tiếp tục quy hoạch lại các trường Sư phạm, một mặt nâng cao chất lượng, một mặt đảm bảo số lượng, tránh lực lượng dư thừa như hiện nay"- Thứ trưởng Ga cho biết.
Với những ý kiến khác như đề án ngoại ngữ 2020..., Thứ trưởng Ga cho biết Bộ sẽ ghi nhận và xem xét điều chỉnh để giáo dục vùng ĐBSCL phát triển kịp với các vùng khác trong cả nước.