Đã từ lâu, chúng ta gần như không còn nghe đến căn bệnh hơi nhạy cảm: rận mu. Nhưng mới đây, tại một phòng khám da liễu, chị N.T.N, 30 tuổi, ngụ tại Q.1, đang mang thai.
ảnh minh họa
Đã rất hoảng sợ cho biết rằng mình vừa bắt được cả ổ "khách lạ" ở vùng chiến thuật của mình và chồng.
Hiện nay, rận mu không còn là căn bệnh phổ biến. Bệnh chỉ có thể xảy ra ở những nơi thiếu nước sinh hoạt, vệ sinh kém, ít tắm táp, không gian chật hẹp, thiếu ánh nắng mặt trời...
Nhận diện "những vị khách" không mời
Rận là một loại hút máu, không có cánh, cùng họ với chí, chúng có tám chân, màu nhạt hơn so với chí và sinh sản rất nhanh. Giống như con cái ghẻ, rận mu cũng đào hang tại các vùng da có nếp gấp để trú ẩn vào ban ngày do chúng rất sợ ánh sáng. Vì vậy, địa điểm tốt nhất trên cơ thể chúng ta mà 'các vị khách" thích đến viếng thăm nhất và ở lì tại chỗ là vùng sinh dục. Bệnh này xảy ra ở nam giới nhiều hơn ở phụ nữ. Rận mu gây ngứa ngáy rất khó chịu, đặc biệt rất dễ lây qua quan hệ tình dục nhưng có khi lại không kèm triệu chứng nào cả. Như câu chuyện của chị N.T.N ở trên, khi mang thai đến tháng thứ 5, chị thắc mắc không hiểu vì sao cứ ban đêm vùng sinh dục của chị ngứa kinh khủng. Mỗi lần thay đồ lót chị lại thấy những chấm nhỏ li ti màu vàng dưới đáy quần lót và ngày một nhiều hơn. Chị làm đủ mọi cách từ bôi thuốc đến dùng xà phòng để vệ sinh trực tiếp... cũng không hết. Tình hình chỉ tạm thời lắng xuống được vài ngày rồi quay lại với mức độ nhiều hơn trước.
Chị N. đem chuyện này kể với chồng và được biết anh cũng đang trong tình trạng giống như mình. Vợ chồng anh không thể tưởng tượng được rằng mình bị rận mu. Hai vợ chồng quyết định dùng kính lúp để soi tìm ra thủ phạm và tá hỏa khi phát hiện ra ở vùng sinh dục của cả hai đã phát triển một ổ rận khá lớn...
Dễ nhầm với bệnh khác
Rận có nghệ thuật ẩn mình rất khéo. Ban ngày, chúng ngoan ngoãn nằm trong những chiếc hang do chúng đào sẵn trên da thịt của chúng ta, ban đêm mới bắt đầu hành quân ra bên ngoài sinh sản. Điều này giải thích vì sao bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường rất ngứa về đêm. Khi mắc bệnh, nếu không chú ý, chúng ta sẽ rất dễ nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng ở đường sinh dục hoặc bị con cái ghẻ tấn công. Vì vậy bạn cần kiểm tra rõ nguyên nhân khi thấy mình bị ngứa.
Hết rận hay không phụ thuộc vào lối sống
Ảnh minh họa
Quay lại chuyện của chị N. sau khi phát hiện ra những sinh vật nhỏ bé trú ngụ bất hợp pháp trên vùng "tam giác" của mình, chị đã gặp bác sĩ sản khoa vì lo bệnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Bác sĩ đã khuyên chị và chồng đến phòng khám da liễu để điều trị đúng bệnh hơn, vì chính xác cả hai chắc chắn đã bị nhiễm rận.
Tại phòng khám da liễu, bác sĩ điều trị đã tư vấn cho chị được an tâm hơn và cho biết sức khỏe thai nhi không hề bị ảnh hưởng. Hướng giải quyết đối với chị trong lúc này là làm sạch vùng kín bằng dao cạo, sau đó bôi dung dịch lưu huỳnh để rận không còn khả năng sống và sinh sản nữa.
Về phần chồng chị, anh được điều trị thuốc xịt và không phải loại bỏ lông ở vùng sinh dục của mình. Chỉ sau khoảng 3 ngày, bệnh rận mu của cả hai vợ chồng chị N. đã được kiểm soát tốt hơn. Nhưng việc bệnh có tái phát hay không còn phụ thuộc vào lối sống của họ.
Cách phòng ngừa rận viếng thăm
Bắt nguồn từ vùng "chiến thuật", những "vị khách" này có thể lây lan, phát triển và sinh sống tại các vùng khác như lông ngực, lông mi, lông mày, ria mép, tóc...Có thể nói bất kỳ nơi nào trên người có long, rận mu đều có khả năng sinh sản tốt. Bệnh rận mu cũng có khả năng lây lan rất nhanh qua quần áo, chăn, màn, gối... Cách tốt nhất để rận không còn khả năng lưu trú nữa là chúng ta nên giặt giũ đồ đạc thường xuyên. Đặc biệt, phơi nắng giúp tiêu diệt rận mu một cách triệt để. Ngoài ra, vệ sinh cá nhân cẩn thận, không quan hệ tình dục bừa bãi là những yếu tố tốt nhất để bạn phòng ngừa rận đến thăm viếng.
ảnh minh họa
Đã rất hoảng sợ cho biết rằng mình vừa bắt được cả ổ "khách lạ" ở vùng chiến thuật của mình và chồng.
Hiện nay, rận mu không còn là căn bệnh phổ biến. Bệnh chỉ có thể xảy ra ở những nơi thiếu nước sinh hoạt, vệ sinh kém, ít tắm táp, không gian chật hẹp, thiếu ánh nắng mặt trời...
Nhận diện "những vị khách" không mời
Rận là một loại hút máu, không có cánh, cùng họ với chí, chúng có tám chân, màu nhạt hơn so với chí và sinh sản rất nhanh. Giống như con cái ghẻ, rận mu cũng đào hang tại các vùng da có nếp gấp để trú ẩn vào ban ngày do chúng rất sợ ánh sáng. Vì vậy, địa điểm tốt nhất trên cơ thể chúng ta mà 'các vị khách" thích đến viếng thăm nhất và ở lì tại chỗ là vùng sinh dục. Bệnh này xảy ra ở nam giới nhiều hơn ở phụ nữ. Rận mu gây ngứa ngáy rất khó chịu, đặc biệt rất dễ lây qua quan hệ tình dục nhưng có khi lại không kèm triệu chứng nào cả. Như câu chuyện của chị N.T.N ở trên, khi mang thai đến tháng thứ 5, chị thắc mắc không hiểu vì sao cứ ban đêm vùng sinh dục của chị ngứa kinh khủng. Mỗi lần thay đồ lót chị lại thấy những chấm nhỏ li ti màu vàng dưới đáy quần lót và ngày một nhiều hơn. Chị làm đủ mọi cách từ bôi thuốc đến dùng xà phòng để vệ sinh trực tiếp... cũng không hết. Tình hình chỉ tạm thời lắng xuống được vài ngày rồi quay lại với mức độ nhiều hơn trước.
Chị N. đem chuyện này kể với chồng và được biết anh cũng đang trong tình trạng giống như mình. Vợ chồng anh không thể tưởng tượng được rằng mình bị rận mu. Hai vợ chồng quyết định dùng kính lúp để soi tìm ra thủ phạm và tá hỏa khi phát hiện ra ở vùng sinh dục của cả hai đã phát triển một ổ rận khá lớn...
Dễ nhầm với bệnh khác
Rận có nghệ thuật ẩn mình rất khéo. Ban ngày, chúng ngoan ngoãn nằm trong những chiếc hang do chúng đào sẵn trên da thịt của chúng ta, ban đêm mới bắt đầu hành quân ra bên ngoài sinh sản. Điều này giải thích vì sao bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường rất ngứa về đêm. Khi mắc bệnh, nếu không chú ý, chúng ta sẽ rất dễ nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng ở đường sinh dục hoặc bị con cái ghẻ tấn công. Vì vậy bạn cần kiểm tra rõ nguyên nhân khi thấy mình bị ngứa.
Hết rận hay không phụ thuộc vào lối sống
Ảnh minh họa
Quay lại chuyện của chị N. sau khi phát hiện ra những sinh vật nhỏ bé trú ngụ bất hợp pháp trên vùng "tam giác" của mình, chị đã gặp bác sĩ sản khoa vì lo bệnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Bác sĩ đã khuyên chị và chồng đến phòng khám da liễu để điều trị đúng bệnh hơn, vì chính xác cả hai chắc chắn đã bị nhiễm rận.
Tại phòng khám da liễu, bác sĩ điều trị đã tư vấn cho chị được an tâm hơn và cho biết sức khỏe thai nhi không hề bị ảnh hưởng. Hướng giải quyết đối với chị trong lúc này là làm sạch vùng kín bằng dao cạo, sau đó bôi dung dịch lưu huỳnh để rận không còn khả năng sống và sinh sản nữa.
Về phần chồng chị, anh được điều trị thuốc xịt và không phải loại bỏ lông ở vùng sinh dục của mình. Chỉ sau khoảng 3 ngày, bệnh rận mu của cả hai vợ chồng chị N. đã được kiểm soát tốt hơn. Nhưng việc bệnh có tái phát hay không còn phụ thuộc vào lối sống của họ.
Cách phòng ngừa rận viếng thăm
Bắt nguồn từ vùng "chiến thuật", những "vị khách" này có thể lây lan, phát triển và sinh sống tại các vùng khác như lông ngực, lông mi, lông mày, ria mép, tóc...Có thể nói bất kỳ nơi nào trên người có long, rận mu đều có khả năng sinh sản tốt. Bệnh rận mu cũng có khả năng lây lan rất nhanh qua quần áo, chăn, màn, gối... Cách tốt nhất để rận không còn khả năng lưu trú nữa là chúng ta nên giặt giũ đồ đạc thường xuyên. Đặc biệt, phơi nắng giúp tiêu diệt rận mu một cách triệt để. Ngoài ra, vệ sinh cá nhân cẩn thận, không quan hệ tình dục bừa bãi là những yếu tố tốt nhất để bạn phòng ngừa rận đến thăm viếng.