Bàn chải đánh răng của bạn không sạch sẽ và an toàn như bạn vẫn tưởng. Có hàng tá sự thật "kinh hoàng" về bàn chải mà có thể bạn chưa biết.
ảnh minh họa
Bàn chải đánh răng không sạch như bạn nghĩ
Theo các nhà khoa học của Trường Đại học Manchester (Anh), bàn chải đánh răng của bạn là một ổ vi trùng. Họ đã tìm ra rằng mỗi chiếc bàn chải để trong buồng tắm có thể chứa đến hơn 100 triệu con vi trùng, trong đó có cả khuẩn E.coli gây tiêu chảy và khuẩn tụ cầu gây nhiễm trùng da.
Nhưng bạn không cần phải hoảng sợ quá, bởi miệng của bạn vốn không phải là một nơi vô trùng. Trong miệng luôn chứa hàng trăm nghìn vi khuẩn, cả có lợi và có hại và điểm mấu chốt chính là làm sao để duy trì sự cân bằng các vi khuẩn trong miệng. Đánh răng giúp loại bỏ mảng bám, thứ được coi là mảnh đất màu mỡ nhất cho các vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
Vậy, bàn chải đánh răng có thể khiến bạn bị ốm? Thật may mắn, hầu như là không, bởi như đã biết cơ thể chúng ta có khả năng miễn dịch, chống chọi nhất định với sự tấn công từ các vi khuẩn gây bệnh.
Hãy giữ bàn chải riêng cho mình
Tuy nhiên, câu chuyện sẽ khác đi nếu bạn sử dụng bàn chải đánh răng của người khác hoặc cho người khác sử dụng bàn chải đánh răng của mình vì nó làm phát tán, lây chéo các loại vi khuẩn lạ mà cơ thể chưa có khả năng đề kháng.
Chưa kể, khi đánh răng, bạn có thể làm tổn thương nướu (lợi) và việc nhiễm khuẩn lạ hay lây truyền những loại vi rút từ người khác là hoàn toàn có thể xảy ra. Bài học rút ra, bạn nên tuyệt đối tránh dùng chung bàn chải đánh răng với người khác.
Về nơi để bàn chải, hầu hết trong các gia đình, bồn rửa mặt và kệ để bàn chải thường được đặt gần ... bồn cầu do diện tích không gian phòng tắm nhỏ hẹp.
Bạn nên nhớ rằng, mỗi lần xả nước ở bồn cầu là một lần bạn phát tán hàng triệu vi khuẩn kinh khủng ra khắp gian phòng tắm, và chúng hoàn toàn có thể đến neo đậu ở trên bàn chải đánh răng của bạn.
Hãy tự hỏi vì sao bạn không bao giờ để ly cốc, chén bát ở trong phòng tắm và cạnh nhà vệ sinh, ngoài lý do tiện lợi? Khi đã có câu trả lời, hãy so sánh tiếp, bàn chải đánh răng cũng là thứ được đưa lên miệng bạn, còn trực tiếp hơn cả ly cốc, bát đũa.
Và ống cắm bàn chải, rất nhiều người có thói quen rửa sạch bàn chải nhưng không phải ai cũng để ý đến những chiếc ống cắm, kệ để bàn chải cáu bẩn và ố vàng.
Những chiếc ống luôn dính nước, đầy bụi bẩn lâu ngày chính là nơi lý tưởng để cho hàng trăm triệu con vi khuẩn sinh sôi, bám vào bàn chải đánh răng và đi thẳng lên miệng bạn. Thật đáng sợ.
Vậy phải làm gì với những chiếc bàn chải để bảo vệ sức khỏe của gia đình?
1. Hãy rửa thật sạch trước và sau khi sử dụng
Lý do rất đơn giản, vì dù là trước hay sau khi sử dụng thì bàn chải của bạn cũng đầy vi trùng. Hãy rửa sạch dưới vòi nước ấm và sạch để hạn chế vi khuẩn tích tụ trên bàn chải, nhất là ở lớp đế, nơi nước và các chất bẩn dễ đọng lại.
2. Hãy giữ bản chải khô ráo
Mọi vi khuẩn đều ưa sự ẩm ướt, bàn chải khô sẽ hạn chế sự phát triển sinh sôi của các loại vi khuẩn.
3. Hãy giữ bàn chải dựng đứng
Đơn giản vì khi giữ nó thẳng đứng trong kệ đỡ, diện tích tiếp xúc với các bề mặt bụi bẩn sẽ ít hơn và bàn chải chóng khô hơn khi để nằm.
4. Hãy giữ bàn chải cho riêng mình
Như lý do đã nói ở phần trên, tuyệt đối hạn chế chia sẻ bàn chải với bất cứ ai, ngay cả bạn đời của mình.
5. Hãy giữ bàn chải cách xa toilet hoặc trong hộp có nắp đậy
Vì bàn chải tiếp xúc trực tiếp với khoang miệng bạn, hãy giữ chúng sạch nhất có thể.
6. Thay bàn chải thường xuyên
Hãy thay bàn chải thường xuyên, không nên quá 3 tháng 1 lần cho dù bạn có cảm giác rằng chúng vẫn "dùng được".
Nếu bạn cảm thấy lông bàn chải bị xơ, cứng hoặc bạn đang bị ốm, đừng ngại ngần, hãy ném đi chiếc bàn chải đó và thay bằng một chiếc khác. Hầu hết bàn chải đều không đắt đỏ gì, đừng cố ngậm cả ổ vi trùng mỗi ngày chỉ để tiết kiệm một vài xu.
ảnh minh họa
Bàn chải đánh răng không sạch như bạn nghĩ
Theo các nhà khoa học của Trường Đại học Manchester (Anh), bàn chải đánh răng của bạn là một ổ vi trùng. Họ đã tìm ra rằng mỗi chiếc bàn chải để trong buồng tắm có thể chứa đến hơn 100 triệu con vi trùng, trong đó có cả khuẩn E.coli gây tiêu chảy và khuẩn tụ cầu gây nhiễm trùng da.
Nhưng bạn không cần phải hoảng sợ quá, bởi miệng của bạn vốn không phải là một nơi vô trùng. Trong miệng luôn chứa hàng trăm nghìn vi khuẩn, cả có lợi và có hại và điểm mấu chốt chính là làm sao để duy trì sự cân bằng các vi khuẩn trong miệng. Đánh răng giúp loại bỏ mảng bám, thứ được coi là mảnh đất màu mỡ nhất cho các vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
Vậy, bàn chải đánh răng có thể khiến bạn bị ốm? Thật may mắn, hầu như là không, bởi như đã biết cơ thể chúng ta có khả năng miễn dịch, chống chọi nhất định với sự tấn công từ các vi khuẩn gây bệnh.
Hãy giữ bàn chải riêng cho mình
Tuy nhiên, câu chuyện sẽ khác đi nếu bạn sử dụng bàn chải đánh răng của người khác hoặc cho người khác sử dụng bàn chải đánh răng của mình vì nó làm phát tán, lây chéo các loại vi khuẩn lạ mà cơ thể chưa có khả năng đề kháng.
Chưa kể, khi đánh răng, bạn có thể làm tổn thương nướu (lợi) và việc nhiễm khuẩn lạ hay lây truyền những loại vi rút từ người khác là hoàn toàn có thể xảy ra. Bài học rút ra, bạn nên tuyệt đối tránh dùng chung bàn chải đánh răng với người khác.
Về nơi để bàn chải, hầu hết trong các gia đình, bồn rửa mặt và kệ để bàn chải thường được đặt gần ... bồn cầu do diện tích không gian phòng tắm nhỏ hẹp.
Bạn nên nhớ rằng, mỗi lần xả nước ở bồn cầu là một lần bạn phát tán hàng triệu vi khuẩn kinh khủng ra khắp gian phòng tắm, và chúng hoàn toàn có thể đến neo đậu ở trên bàn chải đánh răng của bạn.
Hãy tự hỏi vì sao bạn không bao giờ để ly cốc, chén bát ở trong phòng tắm và cạnh nhà vệ sinh, ngoài lý do tiện lợi? Khi đã có câu trả lời, hãy so sánh tiếp, bàn chải đánh răng cũng là thứ được đưa lên miệng bạn, còn trực tiếp hơn cả ly cốc, bát đũa.
Và ống cắm bàn chải, rất nhiều người có thói quen rửa sạch bàn chải nhưng không phải ai cũng để ý đến những chiếc ống cắm, kệ để bàn chải cáu bẩn và ố vàng.
Những chiếc ống luôn dính nước, đầy bụi bẩn lâu ngày chính là nơi lý tưởng để cho hàng trăm triệu con vi khuẩn sinh sôi, bám vào bàn chải đánh răng và đi thẳng lên miệng bạn. Thật đáng sợ.
Vậy phải làm gì với những chiếc bàn chải để bảo vệ sức khỏe của gia đình?
1. Hãy rửa thật sạch trước và sau khi sử dụng
Lý do rất đơn giản, vì dù là trước hay sau khi sử dụng thì bàn chải của bạn cũng đầy vi trùng. Hãy rửa sạch dưới vòi nước ấm và sạch để hạn chế vi khuẩn tích tụ trên bàn chải, nhất là ở lớp đế, nơi nước và các chất bẩn dễ đọng lại.
2. Hãy giữ bản chải khô ráo
Mọi vi khuẩn đều ưa sự ẩm ướt, bàn chải khô sẽ hạn chế sự phát triển sinh sôi của các loại vi khuẩn.
3. Hãy giữ bàn chải dựng đứng
Đơn giản vì khi giữ nó thẳng đứng trong kệ đỡ, diện tích tiếp xúc với các bề mặt bụi bẩn sẽ ít hơn và bàn chải chóng khô hơn khi để nằm.
4. Hãy giữ bàn chải cho riêng mình
Như lý do đã nói ở phần trên, tuyệt đối hạn chế chia sẻ bàn chải với bất cứ ai, ngay cả bạn đời của mình.
5. Hãy giữ bàn chải cách xa toilet hoặc trong hộp có nắp đậy
Vì bàn chải tiếp xúc trực tiếp với khoang miệng bạn, hãy giữ chúng sạch nhất có thể.
6. Thay bàn chải thường xuyên
Hãy thay bàn chải thường xuyên, không nên quá 3 tháng 1 lần cho dù bạn có cảm giác rằng chúng vẫn "dùng được".
Nếu bạn cảm thấy lông bàn chải bị xơ, cứng hoặc bạn đang bị ốm, đừng ngại ngần, hãy ném đi chiếc bàn chải đó và thay bằng một chiếc khác. Hầu hết bàn chải đều không đắt đỏ gì, đừng cố ngậm cả ổ vi trùng mỗi ngày chỉ để tiết kiệm một vài xu.