Một số em nhỏ tại tỉnh Cao Bằng đã hái quả dại mọc trên rừng có màu tím, tròn, hạt bên trong màu hồng về ăn. Sau đó, tất cả các em đều có biểu hiện bị ngộ độc, và 3 em trong số đó đã tử vong.
Ngày 5.8, đại tá, GS.TS Hoàng Công Minh - Học viện Quân y 103 cho biết, loài thực vật gây ngộ độc, làm chết 3 em nhỏ ở huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) vào chiều 1.8 là cây Hồng Trâu (Cap paris versi color), họ Màn màn (Cap paraceae). Hiện chưa rõ độc tố vì đang thử nghiệm trên động vật.
Cây quả dại này thường mọc ở khu vực núi đá, thuộc dạng cây dây leo, vỏ thân cây màu xanh nhạt, có gai nhọn, cứng. Lá cây to gần bằng 2 ngón tay người lớn, dài từ khoảng 11-12 cm, màu của lá xanh đậm.
Quả tròn to gần bằng quả trứng gà, vỏ nhẵn mượt không có lông, quả non vỏ màu xanh nhạt, khi quả chín vỏ có màu tím và hơi mềm, bửa vào trong có lớp vỏ mầu hồng, mỗi quả có từ 4 - 6 hạt, các hạt có một lớp cùi màu trắng đục, nhiều nước và mềm bao bọc, bên trong cùi có một hạt to bằng hạt ngô có màu tím và hơi dẹp.
Quả dại này người dân tộc Mông thường gọi là Chi pản Slua (quả gai xanh).
Trước đó, vào chiều 1.8, một số em nhỏ dân tộc Mông trú tại xóm Lũng Rạc, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã hái quả dại mọc trên rừng có màu tím, tròn, hạt bên trong màu hồng về ăn.
Đến khoảng 22 giờ cùng ngày, tất cả các em đều có biểu hiện bị ngộ độc như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. 3 em trong số đó đã tử vong.
Sau khi xảy ra vụ ngộ độc, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cao Bằng tiến hành điều tra, xử lý, giám sát vụ ngộ độc và lấy mẫu cây, quả dại các em đã ăn gửi Trung tâm Phòng chống độc - Học viện Quân y 103 làm xét nghiệm các độc tố, xác định nguyên nhân gây ngộ độc để tìm phương pháp xử trí.
Ngày 5.8, đại tá, GS.TS Hoàng Công Minh - Học viện Quân y 103 cho biết, loài thực vật gây ngộ độc, làm chết 3 em nhỏ ở huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) vào chiều 1.8 là cây Hồng Trâu (Cap paris versi color), họ Màn màn (Cap paraceae). Hiện chưa rõ độc tố vì đang thử nghiệm trên động vật.
Cây quả dại này thường mọc ở khu vực núi đá, thuộc dạng cây dây leo, vỏ thân cây màu xanh nhạt, có gai nhọn, cứng. Lá cây to gần bằng 2 ngón tay người lớn, dài từ khoảng 11-12 cm, màu của lá xanh đậm.
Quả tròn to gần bằng quả trứng gà, vỏ nhẵn mượt không có lông, quả non vỏ màu xanh nhạt, khi quả chín vỏ có màu tím và hơi mềm, bửa vào trong có lớp vỏ mầu hồng, mỗi quả có từ 4 - 6 hạt, các hạt có một lớp cùi màu trắng đục, nhiều nước và mềm bao bọc, bên trong cùi có một hạt to bằng hạt ngô có màu tím và hơi dẹp.
Quả dại này người dân tộc Mông thường gọi là Chi pản Slua (quả gai xanh).
Trước đó, vào chiều 1.8, một số em nhỏ dân tộc Mông trú tại xóm Lũng Rạc, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã hái quả dại mọc trên rừng có màu tím, tròn, hạt bên trong màu hồng về ăn.
Đến khoảng 22 giờ cùng ngày, tất cả các em đều có biểu hiện bị ngộ độc như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. 3 em trong số đó đã tử vong.
Sau khi xảy ra vụ ngộ độc, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cao Bằng tiến hành điều tra, xử lý, giám sát vụ ngộ độc và lấy mẫu cây, quả dại các em đã ăn gửi Trung tâm Phòng chống độc - Học viện Quân y 103 làm xét nghiệm các độc tố, xác định nguyên nhân gây ngộ độc để tìm phương pháp xử trí.