Gia cảnh éo le nhưng Cường vẫn xuất sắc đậu thủ khoa ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh (28, 5 điểm) và á khoa ĐH Y Hà Nội (29 điểm). Trước đó, em đạt học sinh giỏi tỉnh 3 năm liền.
'Cú đúp' đẫm nước mắt
Nhiều ngày qua, bà con thôn Trung Nam, xã Trung Lệ (Đức Thọ, Hà Tĩnh) vẫn chưa hết bàn tán về Cường. Dù nhà nghèo rớt mồng tơi nhưng Cường đã đậu thủ khoa và á khoa hai trường ĐH lớn.
Trần Văn Cường (SN 1996) là con út trong gia đình có 4 chị em. Bố Cường, ông Trần Văn Như mắc bệnh tim và tâm thần từ nhiều năm qua, suốt ngày ngồi một chỗ và thuốc thang liên miên. Một mình bà Nguyễn Thị Trung (mẹ Cường) tất tả ngược xuôi lo cái ăn cho gia đình.
Quanh năm, bà Trung quần quật với 7 sào ruộng khoán, chắt chiu từng xu lẻ nuôi chồng con. Để Cường được đến trường cùng bè bạn, bà đã phải chạy vạy anh em, bà con xóm giềng, vay mượn khắp nơi.
"Nhiều bữa thấy con đến trường với bụng đói mà tôi ứa nước mắt. Nhà nhiều khoản phải lo quá, nên từ nhỏ Cường đã làm quen với đói khổ"- bà Trung rưng nước mắt kể.
Thương mẹ, Cường luôn chăm ngoan và học rất giỏi. 12 năm học phổ thông, em luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. 3 năm cấp THPT, Cường đều là học sinh giỏi cấp tỉnh.
"Thấy con ham học, tôi lại càng thương. Hôm nó khăn gói đi thi đại học, nó nói với mẹ sẽ cố gắng đỗ đạt để sau này về quê giúp đỡ bố mẹ. Ngày nghe tin Cường đỗ thủ khoa, mẹ con tôi mừng rơi nước mắt", bà Trung tự hào.
Niềm vui liên tiếp báo về. Cường thi hai trường ở Hà Nội và TP.HCM thì đã lập 'cú đúp' đậu luôn thủ khoa và á khoa. Thầy cô, bạn bè và bà con xóm làng đến nhà chúc mừng. Gia đình nghèo vui mừng đến ứa nước mắt.
"Tiền mô cho con học đại học?"
Căn nhà tuềnh toàng ở thôn Trung Nam tưởng chừng không thể xập xệ hơn được nữa. Bên trong, ngoài chiếc ti vi cũ kỹ thì không có lấy một vật dùng gì đáng giá. Ông Trần Văn Như từ nhiều năm qua vẫn nhiều lần lên cơn động kinh trên chiếc giường cũ nát.
Cạnh giường của bố là 'góc học tập'tồi tàn của Cường. Căn nhà xuống cấp đến nỗi Cường phải dùng ni lông để che cho sách vở khỏi bị ướt. 12 năm qua, năm nào Trần Văn Cường cũng lo chạy vạy, mượn lại những cuốn sách cũ để học.
"Cơm nó còn chẳng đủ ăn thì lấy mô tiền mà mua sách mới hả cô chú", bà Trung thở dài.
Suốt 12 năm, bằng nghị lực vượt khó tuyệt vời, Trần Văn Cường luôn đạt học sinh giỏi. Cường là học sinh giỏi tỉnh môn Toán suốt 3 năm THPT. Riêng năm lớp 12, em đạt giải ba môn Toán ở kỳ thi HSG toàn quốc.
Gạt những giọt nước mắt hạnh phúc, bà Trung nghẹn ngào khi nghĩ đến việc học hành sắp tới của con trai. Học phổ thông gần nhà, Cường có thể chịu nhịn đói, phụ giúp thêm cho mẹ để đến trường. Nhưng giờ lên đại học, sống ở thành phố, học phí rất nhiều làm sao bà kham nổi.
"Tôi nghĩ mà càng thương con. Nó càng học cao thì càng phải chịu thiệt thòi vì mẹ không lo nổi. Nhiều ngày qua, thấy bạn bè, hàng xóm đến chúc mừng con đậu thủ khoa mà tôi ứa nước mắt.
Không biết rồi đây con học đại học, tôi phải lấy tiền mô cho đủ mà nuôi con", bà Trung nói như khóc.
Góc học tập của thủ khoa nghèo khổ Trần Văn Cường. |
'Cú đúp' đẫm nước mắt
Nhiều ngày qua, bà con thôn Trung Nam, xã Trung Lệ (Đức Thọ, Hà Tĩnh) vẫn chưa hết bàn tán về Cường. Dù nhà nghèo rớt mồng tơi nhưng Cường đã đậu thủ khoa và á khoa hai trường ĐH lớn.
Trần Văn Cường (SN 1996) là con út trong gia đình có 4 chị em. Bố Cường, ông Trần Văn Như mắc bệnh tim và tâm thần từ nhiều năm qua, suốt ngày ngồi một chỗ và thuốc thang liên miên. Một mình bà Nguyễn Thị Trung (mẹ Cường) tất tả ngược xuôi lo cái ăn cho gia đình.
Quanh năm, bà Trung quần quật với 7 sào ruộng khoán, chắt chiu từng xu lẻ nuôi chồng con. Để Cường được đến trường cùng bè bạn, bà đã phải chạy vạy anh em, bà con xóm giềng, vay mượn khắp nơi.
"Nhiều bữa thấy con đến trường với bụng đói mà tôi ứa nước mắt. Nhà nhiều khoản phải lo quá, nên từ nhỏ Cường đã làm quen với đói khổ"- bà Trung rưng nước mắt kể.
Bố mẹ của Trần Văn Cường trong căn nhà tồi tàn. Ông Như mắc bệnh tim và tâm thần, chỉ ngồi một chỗ. Quanh năm, bà Nguyễn Thị Trung vất vả chạy ăn từng bữa. |
Thương mẹ, Cường luôn chăm ngoan và học rất giỏi. 12 năm học phổ thông, em luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. 3 năm cấp THPT, Cường đều là học sinh giỏi cấp tỉnh.
"Thấy con ham học, tôi lại càng thương. Hôm nó khăn gói đi thi đại học, nó nói với mẹ sẽ cố gắng đỗ đạt để sau này về quê giúp đỡ bố mẹ. Ngày nghe tin Cường đỗ thủ khoa, mẹ con tôi mừng rơi nước mắt", bà Trung tự hào.
Niềm vui liên tiếp báo về. Cường thi hai trường ở Hà Nội và TP.HCM thì đã lập 'cú đúp' đậu luôn thủ khoa và á khoa. Thầy cô, bạn bè và bà con xóm làng đến nhà chúc mừng. Gia đình nghèo vui mừng đến ứa nước mắt.
"Tiền mô cho con học đại học?"
Căn nhà tuềnh toàng ở thôn Trung Nam tưởng chừng không thể xập xệ hơn được nữa. Bên trong, ngoài chiếc ti vi cũ kỹ thì không có lấy một vật dùng gì đáng giá. Ông Trần Văn Như từ nhiều năm qua vẫn nhiều lần lên cơn động kinh trên chiếc giường cũ nát.
Bà Trung khóc nghẹn ngào vì thương con. |
Cạnh giường của bố là 'góc học tập'tồi tàn của Cường. Căn nhà xuống cấp đến nỗi Cường phải dùng ni lông để che cho sách vở khỏi bị ướt. 12 năm qua, năm nào Trần Văn Cường cũng lo chạy vạy, mượn lại những cuốn sách cũ để học.
"Cơm nó còn chẳng đủ ăn thì lấy mô tiền mà mua sách mới hả cô chú", bà Trung thở dài.
Suốt 12 năm, bằng nghị lực vượt khó tuyệt vời, Trần Văn Cường luôn đạt học sinh giỏi. Cường là học sinh giỏi tỉnh môn Toán suốt 3 năm THPT. Riêng năm lớp 12, em đạt giải ba môn Toán ở kỳ thi HSG toàn quốc.
Gạt những giọt nước mắt hạnh phúc, bà Trung nghẹn ngào khi nghĩ đến việc học hành sắp tới của con trai. Học phổ thông gần nhà, Cường có thể chịu nhịn đói, phụ giúp thêm cho mẹ để đến trường. Nhưng giờ lên đại học, sống ở thành phố, học phí rất nhiều làm sao bà kham nổi.
"Tôi nghĩ mà càng thương con. Nó càng học cao thì càng phải chịu thiệt thòi vì mẹ không lo nổi. Nhiều ngày qua, thấy bạn bè, hàng xóm đến chúc mừng con đậu thủ khoa mà tôi ứa nước mắt.
Không biết rồi đây con học đại học, tôi phải lấy tiền mô cho đủ mà nuôi con", bà Trung nói như khóc.