Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa tổ chức họp báo về công tác kiểm sát 6 tháng đầu năm 2013 và một số nhiệm vụ trọng tâm đến hết năm 2013 cũng như việc triển khai thực hiện Nghị quyết 37/2012/QH13 ngày 23/11/2013 về công tác tư pháp năm 2013.
Đang tồn đọng hàng trăm bị án tử hình
Trả lời câu hỏi của báo giới liên quan đến việc thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, hiện tồn đọng hàng trăm bị án tử hình và điểm khó khăn nhất chính là thuốc thi hành án. Dù Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình từng tiên lượng hạn chót tại phiên trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội kỳ họp vừa qua là ngày 27/6 song đến nay các cơ quan chức năng chưa xử lý được vấn đề.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông tin thêm, Bộ Công an đã đề xuất phương án cho tiến hành song song hai cách thức thi hành án tử hình nhưng Quốc hội chưa có ý kiến nên “hiện tại thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc vẫn chưa thể áp dụng ngay”.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, toàn ngành đã tăng cường kiểm sát các hoạt động tư pháp trên các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động,… kịp thời phát hiện vi phạm trong hoạt động tố tụng, ban hành các kháng nghị, kiến nghị yêu cầu cơ quan điều tra, tòa án, cơ quan thi hành án sửa chữa, khắc phục vi phạm.
Số bị can phạm tội tham nhũng tăng 21,5%
Sáu tháng đầu năm, viện kiểm sát các cấp đã khởi tố mới 38.224 vụ án hình sự, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chất tội phạm cũng ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, nổi lên là sự gia tăng của các tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, tội phạm về ma túy, tội phạm cướp, cướp giật tài sản, đánh bạc…
Trong tổng số các vụ án khởi tố mới, riêng án tham nhũng được phát hiện và khởi tố được 149 vụ, 317 bị can, tăng 5,7% về số vụ, 21,5% về số bị can.
Theo Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Việt Hùng, các loại tội phạm này chủ yếu là tội tham ô, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn… diễn ra trong một số lĩnh vực tài chính - ngân hàng, quản lý đất đai, đầu tư dự án.
Đáng chú ý có nhiều vụ án gây bức xúc dư luận như vụ Hồ Thị Thu Hương tham ô trên 31 tỷ đồng của Ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Tài. Vụ Nguyễn Thị Hương Giang lạm quyền trong thi hành công vụ, tự ý ký và phát hành 12 chứng thư bảo lãnh trị giá phát hành hơn 310 tỷ đồng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho SeABank…
Theo Pháp Luật Việt Nam
Đang tồn đọng hàng trăm bị án tử hình
Trả lời câu hỏi của báo giới liên quan đến việc thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, hiện tồn đọng hàng trăm bị án tử hình và điểm khó khăn nhất chính là thuốc thi hành án. Dù Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình từng tiên lượng hạn chót tại phiên trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội kỳ họp vừa qua là ngày 27/6 song đến nay các cơ quan chức năng chưa xử lý được vấn đề.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông tin thêm, Bộ Công an đã đề xuất phương án cho tiến hành song song hai cách thức thi hành án tử hình nhưng Quốc hội chưa có ý kiến nên “hiện tại thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc vẫn chưa thể áp dụng ngay”.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, toàn ngành đã tăng cường kiểm sát các hoạt động tư pháp trên các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động,… kịp thời phát hiện vi phạm trong hoạt động tố tụng, ban hành các kháng nghị, kiến nghị yêu cầu cơ quan điều tra, tòa án, cơ quan thi hành án sửa chữa, khắc phục vi phạm.
Số bị can phạm tội tham nhũng tăng 21,5%
Sáu tháng đầu năm, viện kiểm sát các cấp đã khởi tố mới 38.224 vụ án hình sự, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chất tội phạm cũng ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, nổi lên là sự gia tăng của các tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, tội phạm về ma túy, tội phạm cướp, cướp giật tài sản, đánh bạc…
Trong tổng số các vụ án khởi tố mới, riêng án tham nhũng được phát hiện và khởi tố được 149 vụ, 317 bị can, tăng 5,7% về số vụ, 21,5% về số bị can.
Theo Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Việt Hùng, các loại tội phạm này chủ yếu là tội tham ô, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn… diễn ra trong một số lĩnh vực tài chính - ngân hàng, quản lý đất đai, đầu tư dự án.
Đáng chú ý có nhiều vụ án gây bức xúc dư luận như vụ Hồ Thị Thu Hương tham ô trên 31 tỷ đồng của Ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Tài. Vụ Nguyễn Thị Hương Giang lạm quyền trong thi hành công vụ, tự ý ký và phát hành 12 chứng thư bảo lãnh trị giá phát hành hơn 310 tỷ đồng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho SeABank…
Theo Pháp Luật Việt Nam