Trong những ngày đầu tháng 11 này, cây bàng vuông được đem từ Trường Sa về trồng bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè phía đường Hoàng Sa từ hơn 10 năm trước, đang vào mùa trổ hoa rực rỡ.
Ở Trường Sa, bàng vuông vẫn sinh sôi nảy nở dù sóng gió khắc nghiệt, giống như người chiến sĩ kiên cường bám trụ Trường Sa, hứng chịu phong ba để canh giữ biển trời Tổ quốc. Bàng vuông trở thành biểu tượng của Trường Sa, biểu tượng cho ý chí kiên cường bất khuất của chiến sĩ Trường Sa, của dân tộc Việt Nam.
Do đó, cây bàng vuông được xem là món quà đầy ý nghĩa mà quân dân Trường Sa gửi tặng đồng bào đất liền. Cây bàng vuông bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè này cũng là một món quà quân dân Trường Sa tặng TPHCM hơn 10 năm trước, được đích thân nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (lúc đó là Bí thư Thành ủy TPHCM) và Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải (lúc đó là Chủ tịch UBND TPHCM) trồng.
Hơn 10 năm đã qua, cây bàng vuông nhỏ bé năm nào nay đã vươn cao trưởng thành, đơm hoa kết trái giữa trung tâm thành phố mang tên Bác, trên con đường mang tên Hoàng Sa.
TPHCM đang dự định sẽ chọn những vị trí đẹp trên 2 tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa vừa khánh thành để trồng thêm cây bàng vuông và cây phong ba, để Trường Sa và Hoàng Sa mãi mãi nằm trong tim thành phố.
Cùng ngắm những đóa hoa bàng vuông Trường Sa đầy sức sống giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh:
"Hoa Trường Sa" nở giữa Sài Gòn
Theo thông tin từ Hội Nông dân TPHCM, bàng vuông còn được gọi là bàng bí, chiếc bàng, thuốc độc biển, cây thuốc cá; tên khoa học là Barringtonia asiatica, là thực vật bản địa rừng ngập mặn ven biển nhiệt đới và đảo. Cây bàng vuông xếp loại ở mức độ đe dọa bậc R (hiếm).
Ngoài giá trị là 1 loài cây quý hiếm, bàng vuông còn có 1 giá trị tinh thần lớn lao đối với người dân Việt Nam vì đó là loài cây đặc hữu của Trường Sa, một trong hai huyện đảo xa xôi nằm giữa biển Đông của Việt Nam.
Theo thông tin từ Hội Nông dân TPHCM, bàng vuông còn được gọi là bàng bí, chiếc bàng, thuốc độc biển, cây thuốc cá; tên khoa học là Barringtonia asiatica, là thực vật bản địa rừng ngập mặn ven biển nhiệt đới và đảo. Cây bàng vuông xếp loại ở mức độ đe dọa bậc R (hiếm).
Ngoài giá trị là 1 loài cây quý hiếm, bàng vuông còn có 1 giá trị tinh thần lớn lao đối với người dân Việt Nam vì đó là loài cây đặc hữu của Trường Sa, một trong hai huyện đảo xa xôi nằm giữa biển Đông của Việt Nam.
Cây bàng vuông Trường Sa dưới chân cầu Thị Nghè
Ở Trường Sa, bàng vuông vẫn sinh sôi nảy nở dù sóng gió khắc nghiệt, giống như người chiến sĩ kiên cường bám trụ Trường Sa, hứng chịu phong ba để canh giữ biển trời Tổ quốc. Bàng vuông trở thành biểu tượng của Trường Sa, biểu tượng cho ý chí kiên cường bất khuất của chiến sĩ Trường Sa, của dân tộc Việt Nam.
Do đó, cây bàng vuông được xem là món quà đầy ý nghĩa mà quân dân Trường Sa gửi tặng đồng bào đất liền. Cây bàng vuông bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè này cũng là một món quà quân dân Trường Sa tặng TPHCM hơn 10 năm trước, được đích thân nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (lúc đó là Bí thư Thành ủy TPHCM) và Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải (lúc đó là Chủ tịch UBND TPHCM) trồng.
Hơn 10 năm đã qua, cây bàng vuông nhỏ bé năm nào nay đã vươn cao trưởng thành, đơm hoa kết trái giữa trung tâm thành phố mang tên Bác, trên con đường mang tên Hoàng Sa.
TPHCM đang dự định sẽ chọn những vị trí đẹp trên 2 tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa vừa khánh thành để trồng thêm cây bàng vuông và cây phong ba, để Trường Sa và Hoàng Sa mãi mãi nằm trong tim thành phố.
Cùng ngắm những đóa hoa bàng vuông Trường Sa đầy sức sống giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh:
Trổ nụ
Đơm bông
Sau khi cánh nhụy rơi xuống...
... bàng vuông kết trái
Cây bàng vuông Trường Sa trên đường Hoàng Sa chi chít trái
Khi trái bàng vuông già...
... rụng xuống đất, sẽ ươm mầm một cây non mới.
Theo:dantri