“Người ta quen nghĩ chúng tôi thường xuyên trong tình trạng “thất nghiệp”. Hiển nhiên ngay cả chúng tôi cũng mong mình “thất nghiệp” theo một nghĩa tử tế nào đó. Nhưng thực ra chưa bao giờ là như thế...”.
Kỹ sư Phạm Văn Huyên - Giám đốc Trung tâm Cấp cứu mỏ (TTCCM) - Vinacomin - nhìn thẳng vào người đối thoại, mỉm cười, kết thúc cuộc trò chuyện giữa chúng tôi kéo dài suốt buổi sáng ngày thứ nhất...
Đây cũng chính là bước tiến mới của ngành cấp cứu mỏ trước đòi hỏi bức thiết của vùng than. Nhìn tổng thể về phương tiện kỹ thuật, bên cạnh một giàn xe và các loại thiết bị cứu hộ cá nhân hiện đại cùng một phòng thử nghiệm môi trường đạt tiêu chuẩn VILAS, TTCCM Vinacomin có thể xếp là một trong số đơn vị mạnh của ngành than.
Tuy nhiên, điều đáng nói nhất vẫn là nguồn lực và phương pháp tổ chức để bảo đảm luôn duy trì được một đội ngũ sung sức, kỷ luật và tinh nhuệ. Ở đây, hoạt động nghiệp vụ được áp dụng ngặt nghèo như một trại lính. Tổng biên chế 255 nhân viên. Trong đó, 140 người trực tiếp làm nhiệm vụ cứu hộ. Phân theo ba vùng: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí.
Chế độ trực 24/24h. Mỗi vùng được phân công hằng tháng nhất thiết phải có 20 ngày thực địa đường lò. Sáng học chuyên môn, chiều làm việc, rút kinh nghiệm. Thể thao ngoài giờ bắt buộc. Lực lượng tuyến chính, mỗi tuần phải có hai buổi tập thở. Mỗi tháng là 4 bài kiểm tra thực hành các bộ môn. Mỗi quý một kỳ kiểm tra thể lực, điều lệnh đội ngũ, kết hợp chạy 100m mang thiết bị vượt chướng ngại vật. 2 năm luân chuyển nhân viên một lần để bảo đảm sự trẻ hóa và loại khỏi danh sách những người “không hợp” với nghề. Nhân viên mới tiêu chuẩn đầu tiên phải là thợ lò từ bậc 4 và đã qua làm việc 2 năm.
Huyên bảo: “Sau báo động 60s, xe đã phải xuất phát. Không khắc nghiệt, còn cứu được ai!” Chính Huyên từng bị ngất ngay trong lò do nhiễm khí CO và một đồng nghiệp của anh đã chết khi họ đang tìm kiếm nạn nhân trong vụ nổ metan khủng khiếp tại mỏ Khe Chàm năm 2008. Hơn ai cả, Huyên hiểu thấu nghề của anh. Thiếu kỷ luật hoặc bất cẩn một chút, sẽ không còn cơ may để hối hận. Trên thực tế, mỗi năm khai thác than hầm lò trung bình xảy ra từ 12 - 15 vụ tai nạn lao động gây chết người.
Và hiện tại, ngành than đang phải đồng loạt đưa sản xuất xuống sâu hơn. Những nguy cơ cháy nổ khí luôn ngày càng lớn và đó là áp lực nặng nề nhất đối với lực lượng cấp cứu mỏ. Trả lời câu hỏi: Liệu trung tâm này, có theo kịp tốc độ xuống sâu của ngành than trong vài ba năm tới hay không? Phạm Văn Huyên trầm ngâm: “Đội ngũ tinh nhuệ. Nhưng chúng tôi vẫn đang cần rất nhiều, đặc biệt là thiết bị khoan sâu. Là lính cứu hộ số 1 của nghề mỏ mà không theo kịp thợ lò thì vô duyên quá. Nhưng mà tôi tin, hòn than sẽ cho chúng tôi tất cả”.
Kỹ sư Phạm Văn Huyên - Giám đốc Trung tâm Cấp cứu mỏ (TTCCM) - Vinacomin - nhìn thẳng vào người đối thoại, mỉm cười, kết thúc cuộc trò chuyện giữa chúng tôi kéo dài suốt buổi sáng ngày thứ nhất...
Ở đây, tập dượt sẵn sàng ứng cứu là công việc thường nhật.
Ngày thứ hai...
Tôi trở lại tìm Huyên, mục đích là muốn nhìn tận mắt hiện trường của cuộc hội thao kỹ thuật cấp cứu mỏ chuyên nghiệp thường niên diễn ra 2 năm một lần vào năm chẵn (năm lẻ dành cho lực lượng bán chuyên). Trên mặt bằng hiện trường rộng khoảng 0,5ha nằm sát khu văn phòng trung tâm - đây cũng chính là bãi tập thường xuyên của lực lượng CCM toàn trung tâm mỗi tháng hai kỳ tập trung. Xe cứu hộ đa năng; công trình xa; xe cứu hỏa đậu thành hàng. Ba đội thi của 3 đơn vị thành viên trực thuộc trung tâm: Uông Bí, Hạ Long và Cẩm Phả đồng phục tề chỉnh dàn hàng thẳng tắp.
Khoa mục đầu tiên - “điều lệnh đội ngũ” kết thúc khá nhanh trong vòng một giờ đầu của buổi sáng. 10h, nắng bắt đầu gay gắt. Đây cũng là lúc cuộc đấu căng thẳng nhất. Song song với khoa mục “tháo lắp máy thở” - thứ phương tiện sinh tử của người làm nghề cứu hộ hầm lò, thời gian thao tác tính từng giây. Đứng trong lều bạt, nhưng các đội viên mồ hôi đều ướt đầm đìa. Khoa mục: “Tìm kiếm nạn nhân” có lẽ là phần sinh động nhất: Một đường lò thiết kế nằm dưới lòng đất dài 400m. Trong đó, người ta đã đốt củi và than, tạo ra độ nóng từ 45 đến 50 độ bách phân với hàm lượng khí độc CO2 và CO lớn gấp 10 lần thực tế.
Theo dõi qua màn hình, thấy các thành viên tham gia phải xử lý hàng loạt tình huống: Tụt lò, đổ lò; tìm kiếm và sơ cứu các nạn nhân bị gãy xương hoặc ngất lâm sàng. Giữa không gian chật chội, thiếu dưỡng khí và thiếu sáng, các nhân viên cứu hộ thực hiện hối hả các thao tác chèn kích, dựng lại vì lò; “đóng nhói”, củng cố độ giằng không cho đá lở. Một nhóm khác tiến hành băng nẹp cho một thợ lò bị gãy xương đùi và lắp máy thở phụ cho một người khác đang bị ngất...
Tôi hỏi Phạm Văn Triển - thành viên trạm Cẩm Phả: “Có căng thẳng lắm không?”. “Cũng khá nhọc vì áp lực thời gian của phần thi này không quá 55 phút. Nhưng căng thẳng về tâm lý thì không. Bởi vì dù thế nào, đây vẫn là tình huống giả định. Hơn nữa, anh em đã rất quen với các trạng huống này. Mỗi tháng 2 lần, chúng tôi đều phải tập trung về đây để thực hành thuần thục các phương thức cứu hộ với một cách thường quen gọi: “Tập máy thở”.
Tập máy thở - nghĩa là phải xuống lò; phải mang vác trên người từ 25 - 30kg thiết bị và công cụ các loại. Từ chiếc máy thở trên lưng trọng lượng 14kg, đến bình tự cứu, cưa, búa, chòng, kích, cáng, túi y tế... đáng sợ nhất vẫn là khí độc và độ nóng. Điều kiện luyện tập được giám sát bằng hệ thống camera, buộc mọi người phải nỗ lực với cường độ cao nhất và không cho phép người ta bất cẩn trong bất kỳ thao tác nào. Ngay tại hiện trường này, nhìn vào gương mặt và tư thế mỗi thành viên, đã có thể tin họ như tin vào những người lính.
Ngày thứ hai...
Tôi trở lại tìm Huyên, mục đích là muốn nhìn tận mắt hiện trường của cuộc hội thao kỹ thuật cấp cứu mỏ chuyên nghiệp thường niên diễn ra 2 năm một lần vào năm chẵn (năm lẻ dành cho lực lượng bán chuyên). Trên mặt bằng hiện trường rộng khoảng 0,5ha nằm sát khu văn phòng trung tâm - đây cũng chính là bãi tập thường xuyên của lực lượng CCM toàn trung tâm mỗi tháng hai kỳ tập trung. Xe cứu hộ đa năng; công trình xa; xe cứu hỏa đậu thành hàng. Ba đội thi của 3 đơn vị thành viên trực thuộc trung tâm: Uông Bí, Hạ Long và Cẩm Phả đồng phục tề chỉnh dàn hàng thẳng tắp.
Khoa mục đầu tiên - “điều lệnh đội ngũ” kết thúc khá nhanh trong vòng một giờ đầu của buổi sáng. 10h, nắng bắt đầu gay gắt. Đây cũng là lúc cuộc đấu căng thẳng nhất. Song song với khoa mục “tháo lắp máy thở” - thứ phương tiện sinh tử của người làm nghề cứu hộ hầm lò, thời gian thao tác tính từng giây. Đứng trong lều bạt, nhưng các đội viên mồ hôi đều ướt đầm đìa. Khoa mục: “Tìm kiếm nạn nhân” có lẽ là phần sinh động nhất: Một đường lò thiết kế nằm dưới lòng đất dài 400m. Trong đó, người ta đã đốt củi và than, tạo ra độ nóng từ 45 đến 50 độ bách phân với hàm lượng khí độc CO2 và CO lớn gấp 10 lần thực tế.
Theo dõi qua màn hình, thấy các thành viên tham gia phải xử lý hàng loạt tình huống: Tụt lò, đổ lò; tìm kiếm và sơ cứu các nạn nhân bị gãy xương hoặc ngất lâm sàng. Giữa không gian chật chội, thiếu dưỡng khí và thiếu sáng, các nhân viên cứu hộ thực hiện hối hả các thao tác chèn kích, dựng lại vì lò; “đóng nhói”, củng cố độ giằng không cho đá lở. Một nhóm khác tiến hành băng nẹp cho một thợ lò bị gãy xương đùi và lắp máy thở phụ cho một người khác đang bị ngất...
Tôi hỏi Phạm Văn Triển - thành viên trạm Cẩm Phả: “Có căng thẳng lắm không?”. “Cũng khá nhọc vì áp lực thời gian của phần thi này không quá 55 phút. Nhưng căng thẳng về tâm lý thì không. Bởi vì dù thế nào, đây vẫn là tình huống giả định. Hơn nữa, anh em đã rất quen với các trạng huống này. Mỗi tháng 2 lần, chúng tôi đều phải tập trung về đây để thực hành thuần thục các phương thức cứu hộ với một cách thường quen gọi: “Tập máy thở”.
Tập máy thở - nghĩa là phải xuống lò; phải mang vác trên người từ 25 - 30kg thiết bị và công cụ các loại. Từ chiếc máy thở trên lưng trọng lượng 14kg, đến bình tự cứu, cưa, búa, chòng, kích, cáng, túi y tế... đáng sợ nhất vẫn là khí độc và độ nóng. Điều kiện luyện tập được giám sát bằng hệ thống camera, buộc mọi người phải nỗ lực với cường độ cao nhất và không cho phép người ta bất cẩn trong bất kỳ thao tác nào. Ngay tại hiện trường này, nhìn vào gương mặt và tư thế mỗi thành viên, đã có thể tin họ như tin vào những người lính.
Kiểm tra thiết bị cá nhân trước giờ xuất phát - Ảnh: N.M.P
Hồi ức của Trìu
Em không thể nhớ đã tham gia bao nhiêu cuộc cứu hộ ở vùng than Cẩm Phả này. Nghề lò như chiến trận. Dân cấp cứu mỏ với thợ lò cũng như anh em sinh đôi. Chỉ có khác nhau một điều: Khi lâm sự, thợ lò phải chạy ra, thì quân cấp cứu mỏ phải lao vào. Không trải qua nghề lò, không thể theo nổi nghề này. Nghĩa là trước tiên thể lực phải cường tráng; sức chịu đựng phải bền dai.
Sau nữa là phải nắm thật chắc các nguyên lý xử lý kỹ thuật của cả nghề mình lẫn nghề lò. Không thế, đừng nói làm gì giữa cảnh đổ nát chồng chất, ngột ngạt và mù mịt ấy. Nhát chết càng nên giải nghệ sớm. Bác hỏi em có nhát chết không ư? Hồi đầu cũng kinh lắm chứ. Tay đào nhưng đầu thì nghĩ đến cái trần lò đen kịt như cựa quậy bên trên. Nhưng anh em mình còn trong đó, không biết sống chết ra sao, đành cố mà liều. Vậy là em cũng đã theo nghề được 13 năm.
Cứu lò nổ khí có rồi. Cứu lò cháy khí có rồi. Cứu lò sập có rồi. Cứu lò bục nước có rồi. Cõng người sống, cõng người chết có cả. Chỉ không nhớ được tên. Thương nhất là vụ sập lò của Xí nghiệp xây lắp mỏ Uông Bí năm 2005. Nạn nhân em cõng ra ngoài là một thợ lò mới 21 tuổi. Em ấy bị vì chống đè trong tư thế chân tay co quắp hết.
Nghe kể, buổi sáng em ấy vừa lĩnh lương, định xin nghỉ ít bữa về thăm nhà. Nhưng tổ cần người nên ở lại. Lúc tắm rửa cho em ấy ở bờ suối, em vừa khấn xin, vừa cắn răng uốn cho em ấy thẳng lại các khớp xương. Vì không thế, không thể đặt được vào quan tài. Em ấy lạnh ngắt rồi mà lòng mình thì chỉ sợ làm nó đau. Nghề này, ủy mị khó theo được. Nhưng không có tình thương cũng không làm nổi đâu. Em nghĩ thế.
Bác bảo em già quá phải không? Có lẽ do vất vả. Đúng tuổi, em mới 37. Em vốn gốc thợ lò bậc 4. Nhưng làm được 2 năm thì được điều về Trạm cấp cứu mỏ Cẩm Phả. Gặp vợ em cùng trạm, cùng cảnh dân quê nên lấy nhau. Trạm cho đám đất làm nhà thế là giờ thành người Cẩm Phả. Chúng em đã có hai cháu. Thằng đầu lớp 5. Đứa gái mới 4 tuổi. Còn mệt lắm. Người ta thường nghĩ, cấp cứu mỏ là một “nghề ngồi chờ”. Thật ra, hằng tháng, ngoài luyện tập định kỳ ở trung tâm, bọn em vẫn phải đi lò. Rất nhiều việc phải làm: Lấy mẫu khí phân tích, giám sát tình trạng kỹ thuật của đường lò; can thiệp đối với những biểu hiện mất an toàn...
Mỗi năm, một người phải có 40 công sản xuất trực tiếp và hưởng lương sản phẩm tại địa bàn phụ trách. Mỏ Thống Nhất nơi em giám sát về công tác phòng ngừa sự cố, cũng là nơi em có bổn phận phải lao động như một thợ lò thực thụ. Đây không phải là chuyện kiếm tiền mà là ném người làm nghề vào tận lõi của đời sống thật. Em lại đang theo học năm thứ hai ngành khai thác hầm lò - Đại học Công nghiệp. Chẳng nhàn nhã tí nào. Người ta hay chúc bọn em “thất nghiệp” là chúc cho sang miệng đấy bác ơi!
Nghề khắc nghiệt
Phạm Văn Huyên cho biết: Năm 2011, đơn vị của anh đã chính thức gia nhập Hiệp hội Cấp cứu mỏ quốc tế. Và sắp tới công trình đầu tiên khoa học đầu tiên mang tên “Phần mềm tam giác nổ” do trung tâm nghiên cứu, phối hợp với Viện Điện tử - Tin học thiết kế nhằm triệt tiêu chính xác các điểm nổ nguy hiểm khi hầm lò sự cố đã được ứng dụng rộng rãi trong ngành than từ năm 2007 sẽ được báo cáo trước hiệp hội này.
Hồi ức của Trìu
Em không thể nhớ đã tham gia bao nhiêu cuộc cứu hộ ở vùng than Cẩm Phả này. Nghề lò như chiến trận. Dân cấp cứu mỏ với thợ lò cũng như anh em sinh đôi. Chỉ có khác nhau một điều: Khi lâm sự, thợ lò phải chạy ra, thì quân cấp cứu mỏ phải lao vào. Không trải qua nghề lò, không thể theo nổi nghề này. Nghĩa là trước tiên thể lực phải cường tráng; sức chịu đựng phải bền dai.
Sau nữa là phải nắm thật chắc các nguyên lý xử lý kỹ thuật của cả nghề mình lẫn nghề lò. Không thế, đừng nói làm gì giữa cảnh đổ nát chồng chất, ngột ngạt và mù mịt ấy. Nhát chết càng nên giải nghệ sớm. Bác hỏi em có nhát chết không ư? Hồi đầu cũng kinh lắm chứ. Tay đào nhưng đầu thì nghĩ đến cái trần lò đen kịt như cựa quậy bên trên. Nhưng anh em mình còn trong đó, không biết sống chết ra sao, đành cố mà liều. Vậy là em cũng đã theo nghề được 13 năm.
Cứu lò nổ khí có rồi. Cứu lò cháy khí có rồi. Cứu lò sập có rồi. Cứu lò bục nước có rồi. Cõng người sống, cõng người chết có cả. Chỉ không nhớ được tên. Thương nhất là vụ sập lò của Xí nghiệp xây lắp mỏ Uông Bí năm 2005. Nạn nhân em cõng ra ngoài là một thợ lò mới 21 tuổi. Em ấy bị vì chống đè trong tư thế chân tay co quắp hết.
Nghe kể, buổi sáng em ấy vừa lĩnh lương, định xin nghỉ ít bữa về thăm nhà. Nhưng tổ cần người nên ở lại. Lúc tắm rửa cho em ấy ở bờ suối, em vừa khấn xin, vừa cắn răng uốn cho em ấy thẳng lại các khớp xương. Vì không thế, không thể đặt được vào quan tài. Em ấy lạnh ngắt rồi mà lòng mình thì chỉ sợ làm nó đau. Nghề này, ủy mị khó theo được. Nhưng không có tình thương cũng không làm nổi đâu. Em nghĩ thế.
Bác bảo em già quá phải không? Có lẽ do vất vả. Đúng tuổi, em mới 37. Em vốn gốc thợ lò bậc 4. Nhưng làm được 2 năm thì được điều về Trạm cấp cứu mỏ Cẩm Phả. Gặp vợ em cùng trạm, cùng cảnh dân quê nên lấy nhau. Trạm cho đám đất làm nhà thế là giờ thành người Cẩm Phả. Chúng em đã có hai cháu. Thằng đầu lớp 5. Đứa gái mới 4 tuổi. Còn mệt lắm. Người ta thường nghĩ, cấp cứu mỏ là một “nghề ngồi chờ”. Thật ra, hằng tháng, ngoài luyện tập định kỳ ở trung tâm, bọn em vẫn phải đi lò. Rất nhiều việc phải làm: Lấy mẫu khí phân tích, giám sát tình trạng kỹ thuật của đường lò; can thiệp đối với những biểu hiện mất an toàn...
Mỗi năm, một người phải có 40 công sản xuất trực tiếp và hưởng lương sản phẩm tại địa bàn phụ trách. Mỏ Thống Nhất nơi em giám sát về công tác phòng ngừa sự cố, cũng là nơi em có bổn phận phải lao động như một thợ lò thực thụ. Đây không phải là chuyện kiếm tiền mà là ném người làm nghề vào tận lõi của đời sống thật. Em lại đang theo học năm thứ hai ngành khai thác hầm lò - Đại học Công nghiệp. Chẳng nhàn nhã tí nào. Người ta hay chúc bọn em “thất nghiệp” là chúc cho sang miệng đấy bác ơi!
Nghề khắc nghiệt
Phạm Văn Huyên cho biết: Năm 2011, đơn vị của anh đã chính thức gia nhập Hiệp hội Cấp cứu mỏ quốc tế. Và sắp tới công trình đầu tiên khoa học đầu tiên mang tên “Phần mềm tam giác nổ” do trung tâm nghiên cứu, phối hợp với Viện Điện tử - Tin học thiết kế nhằm triệt tiêu chính xác các điểm nổ nguy hiểm khi hầm lò sự cố đã được ứng dụng rộng rãi trong ngành than từ năm 2007 sẽ được báo cáo trước hiệp hội này.
Đây cũng chính là bước tiến mới của ngành cấp cứu mỏ trước đòi hỏi bức thiết của vùng than. Nhìn tổng thể về phương tiện kỹ thuật, bên cạnh một giàn xe và các loại thiết bị cứu hộ cá nhân hiện đại cùng một phòng thử nghiệm môi trường đạt tiêu chuẩn VILAS, TTCCM Vinacomin có thể xếp là một trong số đơn vị mạnh của ngành than.
Tuy nhiên, điều đáng nói nhất vẫn là nguồn lực và phương pháp tổ chức để bảo đảm luôn duy trì được một đội ngũ sung sức, kỷ luật và tinh nhuệ. Ở đây, hoạt động nghiệp vụ được áp dụng ngặt nghèo như một trại lính. Tổng biên chế 255 nhân viên. Trong đó, 140 người trực tiếp làm nhiệm vụ cứu hộ. Phân theo ba vùng: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí.
Chế độ trực 24/24h. Mỗi vùng được phân công hằng tháng nhất thiết phải có 20 ngày thực địa đường lò. Sáng học chuyên môn, chiều làm việc, rút kinh nghiệm. Thể thao ngoài giờ bắt buộc. Lực lượng tuyến chính, mỗi tuần phải có hai buổi tập thở. Mỗi tháng là 4 bài kiểm tra thực hành các bộ môn. Mỗi quý một kỳ kiểm tra thể lực, điều lệnh đội ngũ, kết hợp chạy 100m mang thiết bị vượt chướng ngại vật. 2 năm luân chuyển nhân viên một lần để bảo đảm sự trẻ hóa và loại khỏi danh sách những người “không hợp” với nghề. Nhân viên mới tiêu chuẩn đầu tiên phải là thợ lò từ bậc 4 và đã qua làm việc 2 năm.
Huyên bảo: “Sau báo động 60s, xe đã phải xuất phát. Không khắc nghiệt, còn cứu được ai!” Chính Huyên từng bị ngất ngay trong lò do nhiễm khí CO và một đồng nghiệp của anh đã chết khi họ đang tìm kiếm nạn nhân trong vụ nổ metan khủng khiếp tại mỏ Khe Chàm năm 2008. Hơn ai cả, Huyên hiểu thấu nghề của anh. Thiếu kỷ luật hoặc bất cẩn một chút, sẽ không còn cơ may để hối hận. Trên thực tế, mỗi năm khai thác than hầm lò trung bình xảy ra từ 12 - 15 vụ tai nạn lao động gây chết người.
Và hiện tại, ngành than đang phải đồng loạt đưa sản xuất xuống sâu hơn. Những nguy cơ cháy nổ khí luôn ngày càng lớn và đó là áp lực nặng nề nhất đối với lực lượng cấp cứu mỏ. Trả lời câu hỏi: Liệu trung tâm này, có theo kịp tốc độ xuống sâu của ngành than trong vài ba năm tới hay không? Phạm Văn Huyên trầm ngâm: “Đội ngũ tinh nhuệ. Nhưng chúng tôi vẫn đang cần rất nhiều, đặc biệt là thiết bị khoan sâu. Là lính cứu hộ số 1 của nghề mỏ mà không theo kịp thợ lò thì vô duyên quá. Nhưng mà tôi tin, hòn than sẽ cho chúng tôi tất cả”.
Theo:dantri