Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

[6] [hot girl] [slider-top-big] [display_title_name]
You are here: Home / , , 'Chìa khóa thành công’ của Apple, Samsung, Google

'Chìa khóa thành công’ của Apple, Samsung, Google

| No comment
Khi nhắc đến cụm từ “sáng tạo”, người ta thường nghĩ đến một thứ gì đó mang tính đột phá, những thương hiệu mới hay một công nghệ đi trước thời đại. Do đó, trong mắt người dùng, những sản phẩm như xe tự lái của Google chắc chắn sẽ được đánh giá cao hơn nhiều so với một sản phẩm như iPad mini từ Apple.

Tuy nhiên, nghiên cứu từ Booz & Co. Innovation đã chỉ ra rằng, cách thức củaGoogle chỉ là một trong 3 cách sáng tạo phổ biến hiện nay. Trong làng công nghệ hiện tại, Apple và Samsung là 2 hãng đang nắm giữ những cách thức còn lại.

Apple - đáp ứng tối đa nhu cầu người dùng
Đây là mẫu công ty mà chiến lược sáng tạo của họ gắn bó cực kỳ mật thiết với người dùng. Nói cách khác, nhiệm vụ của họ là phải hiểu người dùng hơn chính bản thân mình, xác định nhu cầu tối quan trọng từ phía người dùng, sau đó trở thành người đầu tiên tạo ra một sản phẩm đáp ứng tốt các nhu cầu đó.

iPhone là một trong những biểu tượng thành công của Apple.


Chiến lược này đòi hỏi sự nhạy cảm đối với người dùng, hơn cả những nghiên cứu thị trường thông thường. “Táo khuyết” dựa trên cách thức người dùng sử dụng sản phẩm trước đó, đặc biệt là từ các đối thủ để nhận ra mình cần làm gì, sau đó tìm ra cơ hội mới trên chính những sản phẩm không mới.

Có thể thấy, hãng này không phải là người đầu tiên tạo ra smartphone, cũng không đề xuất ra ý tưởng sản xuất máy tính bảng trước tiên. Tuy nhiên, iPhone, iPad đang thống trị trên thị trường.

Apple cũng không sáng tạo ra màn hình cảm ứng, nhưng họ kiếm được tiền nhiều hơn bất cứ ai nhờ biết cách tập trung vào cách người dùng sử dụng chúng.

Samsung - 'cầu thủ đọc trận đấu tốt nhất trên sân'
Trong bóng đá, cầu thủ có khả năng đọc trận đấu, hay còn gọi là có “nhãn quan chiến thuật”, thường là những người giành được ưu thế lớn khi tranh chấp với đối phương. Samsung cũng vậy. “Đọc” thị trường, theo sau trào lưu một cách nhanh nhất là cách Samsung đang làm. Hãng điện tử Hàn Quốc tất nhiên không bỏ mặc người dùng, nhưng họ tập trung nghiên cứu xem các đối thủ đang làm gì, các hãng khác đang có gì trên thị trường, từ đó xác định yếu tố “hot” nhất và nhanh chóng cho ra mắt một phiên bản của riêng mình.

Samsung biết cách "đọc trận đấu", sau đó đón đầu các đối thủ. Những sản phẩm như Galaxy S III hay Galaxy Note II là ví dụ tiêu biểu.

Một số người cho rằng, Samsung là một kẻ đi copy. Bằng chứng là việc, họ phải đền bù số tiền hơn 1 tỉ USD cho Apple, do những lùm xùm từ việc vi phạm bản quyền thiết kế của iPhone, iPad, nhưng đó chính là điểm “lợi hại” của Samsung. Người ta ví hãng này như một chiếc “lò xo” khổng lồ. Chiếc lò xo đó có thể bật lên rất cao nếu có một thứ gì đó tác động vào nó.

Samsung đã tìm ra công thức thành công của các đối thủ trên thị trường smartphone và lập tức “bật” lên vị trí dẫn đầu. Họ tiến 5 bậc, trở thành nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới với thị phần hơn 30% chỉ trong 3 năm ngắn ngủi. Với những sản phẩm như Galaxy S III hay Galaxy Note, chẳng ai dám nói Samsung bắt chước các đối thủ. Họ chỉ dựa vào đối thủ để làm ra những sản phẩm tiên tiến.

Google - sáng tạo theo hướng truyền thống

Google luôn tạo ra những sản phẩm mới lạ như xe hơi tự lái.

Google được xem là một “tech driver”, giống như một người tài xế, lái ngành công nghệ đến những đỉnh cao mới. Họ được xem là một công ty sáng tạo theo hướng truyền thống. Đối với Google, yếu tố thị trường và người dùng sẽ được đặt ở thế yếu hơn. Thay vào đó, họ tập trung vào việc tạo ra những sản phẩm “khác người”, thử nghiệm và mạnh tay dẹp bỏ nếu sản phẩm đó không thành công. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy Google mỗi năm lại dẹp bỏ vài dịch vụ của mình.

Chiến lược nói trên luôn đảm bảo cho Google trở thành người đi đầu trong những công nghệ mới, nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro bởi nếu thất bại, họ sẽ lãng phí những khoản đầu tư tương đối lớn.