Kiến trúc sư : Shigeru Ban Architects
Đôi điều về Shigeru Ban:
Ông Ban cho biết rất nhiều những thảm họa tự nhiên như động đất đã trở nên tồi tệ hơn bởi sự sai lầm trong các cấu trúc do con người tạo nên và các kiến trúc sư có nghĩa vụ phải giúp đỡ họ.
Địa điểm: Christchurch, New Zealand
Năm hoàn thành: 8 – 2013
Nhà thờ giấy các tông của Shigeru Ban đã chính thức mở cửa cho công chúng, chỉ hơn hai năm sau khi trận động đất cường độ 6.3 làm tê liệt thị trấn của thành phố Christchurch, New Zealand.
Với tuổi thọ dự kiến là 50 năm , nhà thờ tạm thời sẽ sử dụng thay thế cho nhà thờ cũ,biểu tượng của thành phố từ năm 1864 - một trong những điểm mốc quan trọng của Christchurch - cho đến khi một cấu trúc lâu dài hơn được xây dựng.
Nhà thờ Cac-tông, xây dựng với cấu trúc chữ A đơn giản từ 98 ống các tông kích thước bằng nhau và 8 container vận chuyển bằng thép, được cho là một trong những tòa nhà chống động đất an toàn nhất ở Christchurch.
Bên cạnh tính toàn vẹn cấu trúc của tòa nhà, mỗi ống giấy được phủ một lớp polyurethane chống thấm nước và chống cháy, bên ngoài che phủ bằng lớp mái polycarbonate nửa trong suốt.
Kiến trúc sư Shigeru Ban, người đã phát triển các ống giấy tái chế như là một vật liệu xây dựng cho các công trình cứu trợ khẩn cấp từ năm 1986, tuyên bố rằng " sức mạnh của các tòa nhà không có gì để làm với sức mạnh của vật liệu. " Ông nói: "Ngay cả các tòa nhà bê tông có thể bị phá hủy bởi trận động đất rất dễ dàng, nhưng các tòa nhà giấy có thể không!"
Ngày 11/8/2013 đánh dấu buổi chủ nhật phục vụ đầu tiên của nhà thờ, cung cấp một khu vực cầu nguyện với sức chứa lên đến 700 người.
Khi đến, du khách được chào đón bằng một bức tranh kính với những hình tam giác đầy màu sắc với hình ảnh từ mặt tiền của nhà thờ gốc.
Đôi điều về Shigeru Ban:
Ban, kiến trúc sư nổi tiếng thế giới từng được nhiều tờ báo như The Wall Street Journal và tạp chí Times viết bài ca ngợi, coi việc này như một cách để ông dùng chuyên môn của mình giúp đỡ cộng đồng Christchurch tái thiết lại sau động đất.
Rất lâu trước khi sự phát triển bền vững trở thành một từ thông dụng, kiến trúc sư Shigeru Ban đã bắt đầu những thử nghiệm của ông với vật liệu xây dựng mang tính sinh thái như ống các tông và giấy.
Trong khi kiến trúc sư 55 tuổi này tập trung phần lớn các dự án của mình vào các tòa nhà văn phòng, khu du lịch, ông cũng là một người đi tiên phong trong kiến trúc khẩn cấp.
Các kiến trúc đáng chú ý của ông thường được dự định là nhà ở tạm thời, được thiết kế để giúp những người bị mất nhà cửa tại các quốc gia bị thiên tai tàn phá như Haiti, Rwanda hay Nhật Bản. Nhưng thường thì các tòa nhà này vẫn tiếp tục là một phần được yêu mến ở những nơi đó, một thời gian lâu sau khi chúng đã hoàn thành mục đích được định cho.
Ông bắt đầu công việc tương tự vào giữa những năm 1990, làm việc với Liên hợp quốc để xây dựng nơi trú ẩn tạm thời cho những người tị nạn trong cuộc diệt chủng tại Rwanda, kế đó là giúp đỡ nạn nhân động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, cho tới quê hương Nhật Bản của mình.
“Đây là một phần của trách nhiệm xã hội của tôi,” ông cho AFP biết. “Thường thì chúng tôi, các kiến trúc sư, thiết kế các tòa nhà cho người có đặc quyền… và họ sử dụng tiền và quyền lực của mình dành cho các kiến trúc hoành tráng. Nhưng tôi tin rằng chúng ta nên xây dựng nhiều hơn cho những người dân đã mất nhà bởi các thảm họa tự nhiên.”
Ông Ban cho biết rất nhiều những thảm họa tự nhiên như động đất đã trở nên tồi tệ hơn bởi sự sai lầm trong các cấu trúc do con người tạo nên và các kiến trúc sư có nghĩa vụ phải giúp đỡ họ.
“Con người không bị chết bởi động đất, họ bị chết bởi các tòa nhà đổ sập xuống,” ông nói. “Đó là trách nhiệm của các kiến trúc sư nhưng các kiến trúc sư lại không ở đó khi mọi người cần những ngôi nhà khẩn cấp bởi họ quá bận rộn để làm việc cho những người có đặc quyền. Thậm chí một ngôi nhà khẩn cấp có thể trở thành một ngôi nhà thực sự.
Một trong những ưu việt của những kiến trúc mà Ban thực hiện đối phó sau thảm họa là sử dụng các vật liệu tái chế, bao gồm các container vận chuyển và thùng bia, như đã dùng để dựng nhà tạm sau vụ động đất Kobe năm 1995.
Nhưng các vật liệu mang dấu ấn của ông là thùng các tông, mà ông nói rằng rất có sẵn sau các vụ thiên tai, không giống như các vật liệu truyền thống khác như gỗ và thép.
Ông đã sử dụng chúng để xây dựng tất cả mọi thứ từ một phòng hòa nhạc tại L’Aquila, Italy, một trường học tại Thành Đô của Trung Quốc và một “nhà thờ giấy” ở Kobe, được xây dựng chỉ trong 5 tuần.
“Vật liệu này có sẵn ở khắp mọi nơi trên thế giới,” ông nói. “Ngay trong khi tôi đang xây dựng một nơi trú ẩn tị nạn ở Rwanda, tôi đã tìm thấy giấy mình cần để xây dựng các công trình ở Kigali.”
“Như vậy mọi nơi tôi có thể tới tôi đều có thể tìm thấy vật liệu này, nó không đắt và thường không phải là vật liệu xây dựng, nên rất dễ dàng tìm được nó trong các trường hợp khẩn cấp. Nó cũng có trọng lượng nhẹ và giá rẻ.”
Nguồn: archdaily.com
ashui.com